Thế lưỡng nan của sống chung với COVID-19
Năm ngoái gam màu chủ đạo của việc phòng chống COVID-19 là triệt để giãn cách trong khi tỷ lệ tiêm rất thấp và chúng ta đã đạt được thành tựu đáng tự hào.
Đó mới là trận đầu. Người ta có thể thắng một trận chiến nhưng thua cả cuộc chiến tranh và ngược lại. Tất nhiên, chúng ta không nên có tư tưởng đông cứng, xét sự việc không trong sự vận động của hiện tượng. Như vậy là quan điểm siêu hình, thoát ly thực tế, lý luận ngoài bối cảnh.
Bối cảnh hiện nay, nhiều quốc gia đã tiêm chủng với tỷ lệ trên 90% như Israel; Nhiều quốc gia đã sống chung với COVID-19 từ lâu như Mỹ. Rất nhiều quốc gia phương Tây như Anh, Hungary cũng sống chung. Trên thế giới, tấm gương điển hình của quan điểm Zero-Covid có New Zealand và anh bạn láng giềng Trung Quốc. Úc đang xem xét thay đổi quan điểm từ Zero-covid sang sống chung với COVID.
Tình hình thay đổi, nhận thức cần thay đổi để phù hợp hoàn cảnh mới. Nhận thức là một quá trình trong tính biện chứng của sự vật hiện tượng.
Giọng điệu đã sang tông mới, gam đã chuyển màu. Tình hình Sài Gòn đã tiêm đến trên 90% dân số trên 18 tuổi, một số quận như Phú Nhuận, Quận 11, Quận 5, tỷ lệ tiêm chủng đạt 98% dân số thường trú tại Sài Gòn. Khả năng nới lỏng giãn cách ở một vài quận, phường thuộc "Vùng xanh" đang được xem xét.
Và quan trọng nhất, nhiều người đang đói, doanh nghiệp đang chết. Với những người này, triết gia Pháp có nhận định:
“Tôi đã từng chứng kiến những đứa trẻ chết đói. Trước một đứa trẻ sắp chết, Buồn Nôn chẳng có cân lượng nào”
(«J'ai vu des enfants mourir de faim. En face d'un enfant qui meurt, La Nausée ne fait pas le poids.» - J.P. Sartre)
Người ta bảo dân lấy ăn làm giời ("dân dĩ thực vi thiên"). Đói ăn thì những thứ triết lý sâu xa, cao đàm khoát luận chả có mấy giá trị. Người ta cần ăn. Đói có thể chết. Còn COVID-19 thì xác suất chết hiện nay tỷ lệ ở Sài gòn là 4% trên tổng số người nhiễm COVID-19. Tổng số người nhiễm đến thời điểm này nếu ước khoảng 500.000 thì chỉ chiếm 5% tổng số dân Sài gòn. Nghĩa là xác suất tử vong về COVID-19 so với xác suất thiếu ăn, đói rất thấp. Con người lại thường phán đoán, quyết định dựa trên đánh giá mức độ rủi ro theo xác suất này. Người ta chọn một cách tự nhiên theo tiếng gọi của nhu cầu.
Người ra quyết định, chiếm 1% của hệ thống đa cấp, đứng khá cao trong chuỗi thức ăn, bây giờ không trải qua cái đói của kẻ chạy ăn từng bữa, rất khó có cảm nhận việc đói thế nào. Sau một thời gian lâu dài, có của ăn, của để thì "phú quý sinh lễ nghĩa". Ấy là việc suy xét xem "ta đã làm gì đời ta". Một số kẻ hoang mang và tìm kiếm mải miết trong "đam mê vô vọng" (passion inutile) nhưng đa số thì bằng lòng với cuộc sống "một vợ, hai con, ba lầu, bốn bánh, năm châu du lịch" và kéo lê tình trạng "sống thừa" (se survivre), thừa mứa về vật chất nhưng tha hóa về tinh thần, quy giản cuộc đời mình thành một hữu thể tự thân (l'être en soi), ù lì, trơ cứng, khao khát thỏa mãn nhục dục và bất cận nhân tình.
Họ cũng có thể cảm nhận cái đói vì trước đây có khi đã từng. Nhưng khi ngồi cao lâu quá, người ta thường quen với tiện nghi hơn, dễ quên cái đói ngày xưa.
Bạn bảo, nhưng là người, sẽ có thấu cảm với đồng loại. Vâng, đương nhiên là thế. Vì vậy, có một số trên cao cảm nhận được tình thế của cần lao và có nhận thức mới. Sự cảm nhận có thể có, nhưng trả giá như cần lao thì không. Nhưng nới lỏng, để dịch bùng phát thì ảnh hưởng nghiêm trọng vị trí, quyền lợi của mình. Ở đó, phát sinh "lưỡng nan đạo đức" (moral dilemma) mà kẻ ra quyết định có lương tri sẽ luôn dằn vặt.
Kiên định có khi biện minh cho sự xơ cứng, ù lỳ về nhận thức hay sự ngại thay đổi hoặc không từ bò những lợi ích có được ngay cả trong khủng hoảng.
Nghe văng vẳng tiếng loa từ xe cổ động "Mỗi người dân là một chiến sĩ, mỗi gia đình là một pháo đào chống dịch" của một phường, quận thuộc "Vùng xanh". Với tình trạng này, còn chống dịch gian nan.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận