Thế giới và mùa đông EU
Tình hình sơ bộ một số nước trên thế giới:
Mỹ: Tối ngày 26/8/2022 Chủ tịch FED - J. Powell đã phát biểu rằng sẽ tiếp tục nâng lãi suất để kiên quyết chống lạm phát, còn một số nội dung nữa nhưng chủ yếu là dùng mọi cách để giảm lạm phát. Dùng mọi cách để giảm bớt lượng USD ở ngoài xã hội. Hiện tại lạm phát là 8,5%, tăng trưởng GDP theo dự đoán của IMF là 2,3%.
Trung Quốc: Vẫn Zero Covid, không khôi phục hoàn toàn các doanh nghiệp sản xuất. Lạm phát ở mức cho phép (lạm phát tháng 7/2022 của TQ là 2,7%) Chuẩn bị bơm tiền, hạ lãi suất để giảm gánh nặng cho doanh nghiệp và người dân. Tăng trưởng GDP theo Cơ quan Thống kê quốc gia Trung Quốc dự đoán là 4%.
EU: Mùa đông đang tới, nguồn cung khí đốt đang khan hiếm, Nga tiếp tục sửa chữa, cấp nhỏ giọt khí đốt cho EU; Mặc dù đang đối mặt với lạm phát (8,9%) và bất ổn kinh tế khá lớn nội bộ các nước EU nhưng một mặt bơm tiền, vũ khí bơm cho Ucraina, một mặt thì năn nỉ Nga bán khí đốt cho mình. Tăng trưởng GDP 2022 theo dự đoán của Ủy ban châu Âu là 2,6%.
Nga: Cuộc chiến Nga-Ucraina đã kéo dài gần nửa năm. Trái ngược với mong muốn và kỳ vọng hoặc là sự quen mắt với các cuộc chiến gần đây do Mỹ tạo ra thì cuộc chiến Nga-U đang diễn ra chậm rãi, từ từ, không theo kiểu hỏa lực thật mạnh, tiến thật nhanh. Lạm phát tháng 6/2022 ở Nga là 17,1%, tăng trưởng GDP của Nga năm 2022 theo dự báo của Bộ Phát triển Kinh tế Liên bang Nga là âm 4,2%.
Việt Nam: Lạm phát đến tháng 7/2022 là 2,54%, dự báo cả năm là 3,8%; tăng trưởng GDP dự báo 2022 là 7,5%.
Trên đây là một số thông tin rất sơ lược, cơ bản của một số nền kinh tế nổi trội và có tác động lớn tới thế giới cả kinh tế và chính trị. Sau đây mình xin phân tích một số khía cạnh nhỏ như sau.
1. Lãi suất ngân hàng:
+ Mọi người quan sát những năm 1970-1990, biến động lãi suất của FED rất nhanh và lạm phát cũng theo đó mà nhảy múa = Công cụ lãi suất của FED liệu có thực sự hiệu quả trong mọi trường hợp khi dùng để kiểm soát lạm phát, hay đúng hơn là chúng ta đang chỉ xem xét một phương diện “cầu” mà quên đi mất khía cạnh “cung” trong việc hình thành giá cả?
+ Đối với các nước lạm phát đang cao thì việc nâng lãi suất đang được ưu tiên để rút bớt tiền ra khỏi xã hội, giảm cầu để giảm giá; còn đối với các nước kiểm soát lạm phát đang tốt, chỉ số CPI đang thấp thì có thể hạ lãi suất và bơm tiền.
ð Lãi suất chỉ là một khía cạnh “CẦU” trong sự hình thành giá cả hay sự tăng giảm của CPI.
2. Lạm phát:
Qua thông tin đại chúng chúng ta có thể hiểu rằng, lạm phát ở các nước EU, Mỹ hay thế giới bắt đầu xuất hiện sau quá trình bơm tiền để hỗ trợ cho Covid 19, Cuộc chiến Nga-U và chính sách Zero Covid của Trung Quốc kéo dài.
+ Tại các nước phương Tây, chủ yếu người dân sống bằng tín dụng, có làm mới có ăn hầu như tích lũy là không nhiều = covid = không đi làm = đói = có thể bạo động = Các chính phủ bơm tiền = lượng tiền trong xã hội tăng = lạm phát. Điều này xảy ra hầu hết các nước trên thế giới, tuy nhiên lạm phát tăng mạnh hay yếu là do lượng tiền bơm ra thị trường và nó phụ thuộc và khả năng tích lũy của người dân + khả năng chống dịch các nước.
+ Cuộc chiến Nga-Ucraina = giá khí đốt, dầu mỏ, than đá, phân bón, lương thực tăng (nguyên liệu tăng) = giá thành hàng hóa, sản phẩm tăng = CPI tăng.
+ Trung Quốc thực hiện chính sách Zero Covid = Kinh tế không khôi phục = lượng hàng hóa sản phẩm bán ra cho THẾ GIỚI ít = Cung giảm = Giá hàng hóa tăng, CPI tăng. (Trung Quốc đang giảm cung)
Qua các số liệu cơ bản và phân tích có thể thấy rằng hiện tại ở thế giới đã không đồng pha về chính sách kinh tế, ngay ở trong các nước có nền kinh tế lớn. Điều này thể hiện, thế giới bắt đầu phân cực về kinh tế, không còn là chính sách của các nước phải theo chính sách của Mỹ như nhiều sách vẫn nói. Vị thế của Mỹ đã bị đe dọa và trong hai bên cấu thành của giá cả là cung và cầu thì Mỹ đang chỉ nắm phần CẦU, còn Trung Quốc nắm phần CUNG (ngay kể cả cuộc chiến Nga-U, chính Trung Quốc là người đứng sau bao tiêu cho Nga và hỗ trợ cho kinh tế của Nga khá nhiều). Và rõ ràng chính sách nâng lãi suất, kiểm soát phần cầu của Mỹ có lợi nhưng hại cũng nhiều. Khi Mỹ nâng lãi suất giảm cầu thì Trung Quốc giảm cung = lạm phát khó có thể đi theo chiều của Mỹ mong muốn.
Vấn đề nếu như thế này thì có 02 kịch bản cho Mỹ và Trung Quốc:
1. Sẽ đến một lúc nào đó hòa hoãn không giảm cầu cũng không giảm cung, bắt tay nhau thịnh vượng.
2. Hai nền kinh tế sống mái đến khi có bên gục ngã trước, cung sập hoặc cầu sập (nếu trường hợp 2 thì hậu quả có thể hơn chiến tranh thế giới thứ 2 rất nhiều nến nói đến tổn thất cả con người lẫn kinh tế).
Và cục diện sâu xa hiện tại, trước mắt là giá dầu mỏ, khí đốt và nó trực tiếp liên quan tới cuộc chiến Nga-Ucraina. Cuộc chiến này chưa hạ nhiệt, miếng bánh Nga-U chưa được phân chia rõ ràng thì nguồn cung khí đốt, dầu mỏ vẫn chưa ngã ngũ và vẫn neo cao = lạm phát, suy thoái ở EU, Mỹ và toàn thế giới. Vậy cục diện Nga-U sẽ như thế nào?
Một bên là phần Cầu : Mỹ + EU, một bên là Cung: Nga, Trung Quốc
TH1. Cục diện Nga-Ucraina nếu may mắn sẽ ngã ngũ vào quý IV 2022 và quý I 2023. Bởi vì một chính phủ hay đất nước nào cũng phải an được lòng dân. Người dân châu Âu cả năm 2022 họ đã đối mặt với lạm phát phi mã, nắng nóng, cháy rừng = một số chính phủ đã ra đi mà tới quý IV 2022, mùa đông đến mà người dân EU có hiện tượng chết rét, lượng tiền chi cho sưởi ấm quá lớn đồng thời người dân EU không có tiền tiêu nhưng chính phủ vẫn lấy thuế của dân cung cấp cho Ucraina thì chắc chắn sẽ rất rất bất ổn bởi vì lúc này nỗi sợ chết đói, chết rét nó hiện thực và tàn khốc hơn nỗi sợ đế chế Nga= lật đổ chính phủ với các chính sách đi ngược với lợi ích người dân EU = Chính phủ mới hòa hoãn với Nga
Hoặc ngay các chính phủ hiện tại phải đáp ứng các yêu cầu của Nga để giữ ghế của mình.
Cả 2 trường hợp trên = miếng bánh Ucraina sẽ được chia đều (Mỹ và TQ cũng sẽ được chia).
Lúc này EU, Nga, U ổn định = thế giới ổn định = Trung Quốc mở cửa = lạm phát giảm = Các nước giảm lãi suất, bơm tiền = Thế giới thịnh vượng.
Cục diện này tương đương kịch bản 1 ở trên. Kịch bản tích cực và mình mong đợi.
TH2. Chính phủ các EU vẫn kiên trì với đường lối của mình. Lạm phát và bất ổn sẽ gia tăng, thế giới không ổn đinh = Sự sụp đổ của chính phủ các nước EU = Như đoạn kết của 1 nhưng thời gian lâu hơn và hậu quả đối với thế giới tàn khốc hơn.
Cục diện này tương đương kịch bản 2 nói trên.
Và qua phân tích như vậy chúng ta có thể hiểu rằng MÙA ĐÔNG EU sẽ quyết định cục diện tương lai của thế giới trong thời gian tới. Và đối với Việt Nam cũng không ngoại lệ, các nước đang nhìn vào MÙA ĐÔNG EU sắp tới.Đối với các nhà đầu tư tài chính trong giai đoạn hiện tại nên ngồi yên đợi qua mùa Đông EU khi các chính sách rõ ràng rồi mới tính tiếp. Nếu có giải ngân thì chỉ giải ngân tầm 10-20% lượng vốn bởi nguy cơ còn rất nhiều. Cuộc chiến giữa Cung và Cầu chưa ngã ngũ mà.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận