menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đoan Trang

Thế giới đứng trước nguy cơ thiếu thịt vì dịch tả heo châu Phi

Có lẽ phải mua vài tấn thịt heo và xây kho đông lạnh trữ phòng lúc khan hiếm mở ra ăn dần.

Tình trạng sụt giảm sản lượng thịt heo nhanh chóng ở Trung Quốc do tác động của dịch tả heo châu Phi khiến nguồn cung thịt thế giới thiếu hụt và có thể đẩy giá thịt heo, thịt bò, thịt gà nhích lên cao hơn nữa vào năm tới.

Thế giới đứng trước nguy cơ thiếu thịt vì dịch tả heo châu Phi
Theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp và các vấn đề nông thôn Trung Quốc, giá thịt bò (màu đỏ), thịt heo (màu xanh dương) và thịt gà (màu xanh lá cây) tính theo đơn vị nhân dân tệ đang tăng mạnh trong những tháng gần đây. Ảnh: Financial Times

Tổng đàn heo của Trung Quốc đã giảm 45% kể từ khi virus tả heo châu Phi được phát hiện lần đầu tiên tại thành phố Thẩm Dương, tỉnh Liêu Ninh ở phía bắc Trung Quốc hồi tháng 8 năm ngoái, theo phân tích của Công ty dịch vụ tài chính INTL FCStone (Mỹ). Dịch bệnh này giờ đây đã hiện diện ở tất cả mọi tỉnh ở đất nước đông dân nhất thế giới.

Dù sản lượng thịt bò và thịt heo toàn cầu được dự báo tăng nhẹ trong năm tới, các nhà phân tích cho rằng phần tăng lên này không đủ bù đắp cho sản lượng thịt heo suy giảm trên toàn cầu do tả heo châu Phi và điều này sẽ làm tăng giá các loại thịt là nguồn cung cấp protein động vật chính trong bữa ăn hàng ngày của người dân thế giới.

Dữ liệu từ Bộ Nông nghiệp Mỹ gợi ý rằng vào năm 2020, tổng sản lượng thịt heo, bò và gà trên toàn cầu sẽ giảm khoảng 6,4 triệu tấn so với năm. Đây là mức giảm sản lượng thịt kỷ lục của thế giới. Một số nhà phân tích thậm chí cảnh báo con số giảm trên thực tế có thể còn cao hơn nữa.

Simon Quilty, một chuyên gia phân tích độc lập ở ngành gia súc và sản xuất thịt, dự báo sản lượng thịt heo của Trung Quốc sẽ suy giảm đến 54% trong năm 2020 và sẽ khiến mức thâm hụt thịt trên toàn cầu lên đến gần 18 triệu tấn.

“Xem xét lại dữ liệu trong 30, 40, 50 năm qua, chúng ta chưa từng chứng kiến sản lượng thịt sụt giảm giống như trong tình cảnh hiện nay. Chúng ta thực sự đang ở trong thời kỳ bất thường”, Justin Sherrard, nhà chiến lược toàn cầu về protein động vật ở Ngân hàng Rabobank (Hà Lan), nói.

Khi tả heo châu Phi lan sang Việt Nam, Mông Cổ, Campuchia và nhiều nơi khác nữa, giá thịt chắc chắn tiếp tục tăng, thúc đẩy các nhà xuất khẩu thịt lớn như Brazil, Argentina và Mỹ mở rộng công suất.

Giá thịt heo ở Trung Quốc đã tăng 170% so với cùng kỳ năm ngoái, theo dữ liệu của Bộ Nông nghiệp và Các vấn đề nông thôn Trung Quốc. Trong khi đó, giá thịt gà và thịt bò tại nước này cũng lần lượt tăng 40% và 20%.

Hiện tại giá thịt heo bán lẻ trung bình ở nước này đã vượt mức trên 50 nhân dân tệ (165.000 đồng)/kg, thậm chí, một số nơi bán với giá trên 70 nhân dân tệ (231.000 đồng)/kg.

“Giá thịt heo tăng nên mọi loại thịt khác đều tăng theo”, Darin Friedrichs, nhà phân tích hàng hóa châu Á ở Công ty dịch vụ tài chính INTL FCStone, nói.

Thịt heo là mặt hàng có mức tác động lớn nhất trong chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Trung Quốc, vì vậy biến động giá lớn ở thịt heo đã đẩy CPI trong tháng 9-2019 tăng 3% so với cùng kỳ năm ngoái, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 11-2013.

“Chúng tôi chưa từng thấy lạm phát giá thịt heo mạnh mẽ như trong hai tháng qua và tình trạng lạm phát này có thể còn tăng trong năm 2020. Nhiều nhà sản xuất thịt heo ở châu Âu và Nam Mỹ không quá vui vì giá thịt tăng nhanh như vậy. Chúng ta đang thấy họ cố gắng mở rộng công suất để phục vụ nhu cầu thị trường Trung Quốc nhưng không theo kịp”, Friedrichs nói.

Thế giới đứng trước nguy cơ thiếu thịt vì dịch tả heo châu Phi
Khách mua thịt heo tại một khu chợ ở Bắc Kinh, Trung Quốc. Ảnh: Getty

Tại Trung Quốc, các dòng chảy thương mại chỉ ra rằng nhập khẩu thịt bò và thịt gà sẽ tăng từ 20-30% trong năm 2019 và 2020 do sản lượng thịt heo giảm, theo phân tích của Ngân hàng Citibank. Đây cũng là cơ hội cho các nhà sản xuất các loại thịt thay thế khác, vốn đang nhắm thị trường Trung Quốc như một chiến địa quan trọng để mở rộng công suất.

Tình trạng thắt chặt nguồn cung thịt bò trên toàn cầu đang trầm trọng hơn do hạn hán ở Úc, một trong những nhà xuất khẩu thịt bò lớn nhất toàn cầu, làm giảm số lượng đàn gia súc ở nước này. Đồng thời, thời tiết khô hạn ở Liên minh châu Âu trong năm vừa qua cũng làm suy giảm đàn gia súc trong khu vực.

Theo ông Friedrichs, các nước hưởng lợi nhờ từ nguồn cung gia súc bị hạn chế là Argentina và Brazil. Tổng thống Brazil, Jair Bolsonaro, đã tới thăm Trung Quốc vào tuần trước để tiến hành đàm phán thương mại với Chủ tịch Tập Cận Bình khi Trung Quốc được dự báo sẽ nhập khẩu một lượng thịt bò kỷ lục vào năm tới, một phần là do tầng lớp trung lưu ở nước này xem việc ăn thịt bò là biểu tượng của địa vị giàu sang trong xã hội.

Trong chuyến thăm, hai nhà lãnh đạo đã đạt được thỏa thuận cho phép Brazil tăng xuất khẩu thịt bò sang Trung Quốc.

Mức độ thiếu hụt protein thịt động vật vào năm 2020 sẽ phụ thuộc vào việc dịch tả heo châu Phi có tiếp tục lan rộng hay không và xu hướng của mối quan hệ thương hệ thương mại giữa Trung Quốc và Mỹ.

“Nếu Mỹ nâng cao công suất sản xuất thịt heo, điều này sẽ giúp lạm dịu các vấn đề nguồn cung mà chúng ta đang thấy ở Trung Quốc và trên toàn cầu”, Sherrard nói. Song Mỹ chỉ làm như vậy nếu Trung Quốc đồng ý tăng nhập khẩu thịt heo Mỹ.

Theo Financial Times

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại