menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Phượng Hồng

Thế giới cuộn sóng: Bốn “điểm nóng” bao trùm

Bối cảnh hiện tại đặt các nước nhỏ hơn vào “ngã ba đường”, tìm kiếm một lối đi đúng đắn, bảo vệ lợi ích dân tộc trên cơ sở bang giao rộng rãi chưa bao giờ bị thách thức lớn như lúc này!

1. Thương chiến Mỹ - Trung: Vòng đàm phán 12 diễn ra tại Thượng Hải ngày 31/7 kết thúc với “rất ít dấu hiệu tích cực”:

Vòng 13 sẽ diễn ra vào tháng 9 tới. Trung Quốc tố cáo Mỹ chưa ban hành văn bản luật về việc nới lỏng cấm vận Huawei, rằng Huawei sẽ được mua linh kiện nào, bao giờ, ... rằng, Trung Quốc không thể đàm phán khi Mỹ luôn gây sức ép.

Nhưng quan trọng nhất, Trung Quốc nếu chấp nhận yêu cầu của Mỹ thì nhiều nội dung phải thông qua Quốc hội - điều mà Trung Quốc xem là “khó chấp nhận”! Mỹ hạch tội Trung Quốc cố tình trì hoãn để chờ bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 với hy vọng một ứng viên đảng Dân chủ “nhu nhược”, “ngủ gật”, ... để có Hiệp định thương mại “mềm” hơn.

Thế giới cuộn sóng: Bốn “điểm nóng” bao trùm

Mỹ và Trung Quốc vẫn không thể tìm kiếm thêm tiếng nói chung tại vòng đàm phán Thượng Hải (Ảnh: Reuters)

Trump còn tố Trung Quốc hứa mua nông sản, nhưng nuốt lời. Ngày 1/8, Trump đã đăng trên trang cá nhân: “Sẽ áp thuế 10 - 25% với 300 tỷ hàng hóa có xuất xứ Trung Quốc” (không tính 250 tỷ đã áp thuế 25%).

Nếu vậy, “công xưởng thế giới” ở Trung Quốc sẽ sụp đổ hoàn toàn, ít nhất 5 triệu người mất việc, GDP giảm ít nhất 0,5% ! Ngay sau dòng trạng thái của Trump, ngoại trưởng Trung Quốc tuyên bố không muốn chiến tranh thương mại, nhưng không sợ, sẵn sàng đáp trả!

2. Quan hệ Trung - Nga đang “thắm thiết” nhất trong lịch sử:

Dường như quên đi quá khứ thương đau tại biên giới những năm 60 của thế kỷ trước; quên đi sự khác biệt lớn về văn hóa, lối sống, v.v...

Phải thấy rằng, Quan hệ Nga - Trung được tạo nên bởi sức ép từ Mỹ và phương Tây. Trước mắt, Nga có nguồn tài chính từ các ngân hàng khổng lồ tại Bắc Kinh, còn Trung Quốc có chỗ dựa bởi sức mạnh quân sự của Moscow. Thực ra, liên minh này là “trái núi” quá lớn, Mỹ và phương Tây không dễ gì tự tung tự tác!

Về lâu dài, liên minh sẽ tan rã vì “gấu Nga” quá hiền, còn “gấu Trúc” lại nhiều mánh lới. Không lâu nữa sẽ thấy Xiberia bạt ngàn đầy rẫy người Trung Quốc định cư và khai thác. Công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, dịch vụ... của Nga sẽ tê liệt bởi mọi lĩnh vực đều bị Trung Quốc thâu tóm…

Chính thể Nga bị biến dạng bởi ngón nghề “đối ngoại” có thương hiệu của Trung Quốc; bí mật quốc gia của Nga không còn là “bí mật” vì mọi số liệu sẽ thông qua Huawei (Putin cho phép triển khai mạng 5G ở Nga), từ đó đến với Bắc Kinh!

Thế giới cuộn sóng: Bốn “điểm nóng” bao trùm

Liên minh Nga - Trung liệu có sớm nở tối tàn? (Ảnh: Reuters)

Dự báo này có cơ sở khi bạn chứng kiến một tuần trước, máy bay Trung Quốc và Nga cùng xâm phạm bầu trời Hàn Quốc và bị Seoul bắn cảnh cáo, bị rượt đuổi. Trung Quốc đang xung đột với Hàn Quốc (đồng minh của Mỹ), lý do gì để Nga dính vào, trong khi Nga - Hàn đang thời kỳ hữu hảo?

Putin rất giỏi khi tránh Mỹ phong tỏa tài chính bằng việc không thanh toán bằng USD, giờ lại thanh toán bằng Nhân dân tệ. Thật là “tránh vỏ dưa, gặp vỏ dừa”! Mới nhất, liên doanh Nga - Nhật (chuyên gia Nga, giàn khoan Nhật 14.000 tấn) được phép khai thác dầu khí ở bãi Tư Chính của Việt Nam đang bị Trung Quốc đem tàu ngăn cản.

Nga phản ứng yếu ớt. Nếu liên minh Nga - Trung chưa hình thành thì Trung Quốc có dám làm phật lòng một doanh nghiệp có người Nga không? Sự phản ứng của Nga sẽ quyết liệt hơn rất nhiều khi chưa hình thành liên minh đó!

3. Nato đã suy yếu:

Sự vận hành với tính cách là một hệ thống! Mắt xích bị đứt đầu tiên có thể là Thổ Nhĩ Kỳ - là nước có tiềm lực quân sự mạnh thứ 2 trong khối, chỉ sau Mỹ. Nước này có 3 xung đột lợi ích lớn với Mỹ.

Đó là: Mỹ giật dây lật đổ Tống thống Edogan; Mỹ xem người Kurk ở Syria là đồng minh, trong khi Thổ Nhĩ Kỳ lại coi người Kurk là kẻ thù; Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa S400 của Nga khi Mỹ và NATO cho rằng S400 khi vận hành sẽ làm tê liệt vũ khí NATO (do S400 sẽ phát hiện hoạt động vũ khí NATO, làm mất chức năng tàng hình của nhiều loại vũ khí).

Mỹ không dám đưa ra gói cấm vận với Thổ, vì như vậy sẽ đẩy quốc gia này vào liên minh với Nga, lúc đó Istanbul sẽ cấm sử dụng căn cứ quân sự lớn nhất Trung Đông của Mỹ và NATO đang đặt tại nước này.

Thế giới cuộn sóng: Bốn “điểm nóng” bao trùm

NATO mặc dù suy yếu nhưng vẫn là con bài chiến lược "quả đấm thép" rất lợi hại của Mỹ (Ảnh: Dow Jones & Company,Inc)

Anh và Italy đang phớt lờ yêu cầu của Mỹ liên quan đến mạng 5G của Huawei. Lý do có thể thấy là lời hứa lợi ích mà Trung Quốc đem lại quá lớn, trong khi “nước Mỹ trên hết” đang bào mòn hy vọng lợi ích có được từ Mỹ.

Đức không chịu tham gia vào lực lượng bảo vệ dòng dầu vận chuyển qua eo biển Hormuz (Mỹ yêu cầu), hiện bị Iran phong tỏa. NATO đã chính thức đề nghị Nga tham gia Hiệp ước cấm vũ khí tầm trung để tránh chạy đua vũ trang. Nga có thể sẵn lòng, nhưng Trump đòi hỏi phải có sự tham gia cùa Trung Quốc nữa. Trong bối cảnh thương chiến làm quan hệ Mỹ - Trung nguội lạnh thì việc đòi Bắc Kinh tham gia INF là điều không tưởng.

4. Thế giới đang biến động, Biển Đông dậy sóng:

Vùng biển này đang là nơi thể hiện lòng yêu nước của các quốc gia có chủ quyền trước dã tâm bành trướng của Bắc Kinh.

Biển Đông là nơi có trữ lượng hải sản, dầu khí, băng cháy, ... trị giá hơn 2.500 tỷ USD. Giá trị to lớn ấy khuấy động lòng tham, chà đạp lên mọi luật lệ quốc tế. Biển Đông đang nóng lên tại hội nghị các ngoại trưởng Asean đang diễn ra ở Thái Lan, với sự tham dự của nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.

Chủ nhà Thái Lan hứa xếp lịch để bàn về Biển Đông. Ngoại trưởng Phạm Bình Minh đã nêu đích danh nhóm tàu Trung Quốc vi phạm chủ quyền Việt Nam. Ngoại trưởng Mỹ, Pompeo nhận sứ mệnh từ các nghị sĩ lưỡng viện đến Hội nghị để phản đối Trung Quốc, yêu cầu tôn trọng luật pháp quốc tế.

Thế giới cuộn sóng: Bốn “điểm nóng” bao trùm

Trung Quốc đang xâm phạm trắng trợn chủ quyền Việt Nam tại bãi ngầm Tư Chính (Ảnh: Reuters)

Trước đó, ngày 26/7 và ngày 1/8 Ủy ban Đối ngoại Hạ viên và thượng viện Mỹ đã tố cáo hành động ngang ngược của Trung Quốc ở bãi Tư Chính của Việt Nam, đòi tất cả tàu Trung Quốc rút khỏi vùng EEZ của Việt Nam.

Bắc Kinh chắc chắn sẽ biện hộ cho sự ngang ngược của mình - nhưng đó lại là không - gian - chiến - lược để Mỹ và nhiều nước can dự vào Biển Đông!

Đúng như câu nói “mọi con đường đều dẫn về La Mã” tất cả mọi điểm nóng xảy ra trên toàn cầu đều phản ánh cuộc cạnh tranh chiến lược dài hơi và khốc liệt giữa các siêu cường.

Một mối liên minh tan rã hay hình thành đồng nghĩa với việc mối quan tâm về lợi ích thay đổi từ trạng thái này sang trạng thái khác, từ khu vực này sang khu vực khác.

Bối cảnh đó đặt các nước nhỏ hơn vào “ngã ba đường”, tìm kiếm một lối đi đúng đắn, bảo vệ lợi ích dân tộc trên cơ sở bang giao rộng rãi chưa bao giờ bị thách thức lớn như lúc này!

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại