Thế giới 24h: Biểu tình Hong Kong bùng phát, “chính biến” tại Bolivia
88 đối tượng bị bắt, cảnh sát đã phải nổ súng khiến một người bị thương khi biểu tình bùng phát khắp Hong Kong. Tại Bolivia, sau khi cựu Tổng thống Morales từ chức, lực lượng đối lập đã phát lệnh bắt ông này.
Bắt giữ 88 đối tượng biểu tình phá hoại tại Hong Kong
Theo thông báo từ cảnh sát, tính đến 23h30 đêm 10/11 giờ địa phương, cảnh sát đã bắt giữ 88 người vì vi phạm về quy định đeo mặt nạ, tụ tập và sở hữu vũ khí trái phép, gây ra các hành động phá hoại có tổ chức và chặn đường ở một số quận.
Nhóm người quá khích còn tấn công cảnh sát để giải cứu những người bị bắt. Cảnh sát Hong Kong tái khẳng định sẽ nghiêm trị mọi hàng động bạo lực, cương quyết bảo vệ an ninh công cộng và đưa những kẻ phá rối ra trước pháp luật.
Phe đối lập phát lệnh bắt cựu tổng thống Bolivia
uis Fernando Camacho, một thủ lĩnh bảo thủ của phong trào biểu tình kéo dài ba tuần qua ở Bolivia hôm 10/11 xác nhận họ đã phát lệnh bắt cựu tổng thống Evo Morales, người vừa tuyên bố từ chức trên truyền hình. Camacho thông báo trên Twitter rằng nhà chức trách đang tìm kiếm Morales ở tỉnh Chapare thuộc vùng Cochabamba.
"Quân đội đã tịch thu chuyên cơ của Morales và ông ấy đang trốn ở Chapare. Họ đang truy bắt ông ấy", Camacho viết.
Morales, người giữ chức tổng thống Bolivia gần 14 năm, ngày 10/11 tuyên bố từ chức trong một bài phát biểu trên truyền hình từ Chapare, sau khi quân đội và cảnh sát quay sang ủng hộ phong trào biểu tình và kêu gọi ông rời ghế.
Cựu đại sứ Mỹ tiết lộ “âm mưu lật đổ” Tổng thống Trump
Haley tiết lộ trong cuốn hồi ký sắp được phát hành của mình rằng cựu ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson và cựu chánh văn phòng Nhà Trắng John Kelly từng muốn lợi dụng bà để phục vụ âm mưu lật đổ Tổng thống Trump, điều mà họ gọi là nỗ lực "cứu nước", song bà đã từ chối lời đề nghị này.
"Kelly và Tillerson đã tâm sự với tôi rằng khi họ chống lại Tổng thống, họ không phải là người không nghe lời, họ chỉ đang cố gắng cứu đất nước", cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc viết trong cuốn sách có tựa "Với tất cả sự tôn trọng".
Hàn Quốc vẫn kiên quyết chấm dứt GSOMIA với Nhật Bản
Phát biểu tại cuộc họp báo thường kỳ, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Hàn Quốc, bà Choi Hyun-soo đã tái khẳng định lập trường của Chính phủ nước này "chỉ xem xét các biện pháp khác khi Nhật Bản trước hết gỡ bỏ các hạn chế xuất khẩu và quan hệ Hàn-Nhật được khôi phục".
Hiệp định GSOMIA giữa Hàn Quốc và Nhật Bản được ký năm 2016. Hiệp định này sẽ hết hiệu lực vào ngày 23/11 tới, sau quyết định ngày 22/8 vừa qua của Seoul không gia hạn Hiệp định sau khi Tokyo công bố các quy định hạn chế xuất khẩu sang thị trường Hàn Quốc.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận