24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Thái Khang
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

The Economist: Thử thách với Việt Nam trước mục tiêu trở thành nước thu nhập cao

Theo trang mạng economist.com của Anh ngày 22/9, Việt Nam đang hưởng lợi từ kỷ nguyên phi toàn cầu hóa, nhưng để đạt được mục tiêu trở thành nước có thu nhập cao vào năm 2045 vẫn sẽ là một thử thách lớn đối với Việt Nam.

Dòng chữ ‘Sản xuất tại Việt Nam’ được in trên ngày càng nhiều sản phẩm bằng nhiều ngôn ngữ kể từ khi nền kinh tế Việt Nam mở cửa và thúc đẩy khối kinh tế tư nhân vào cuối những năm 1980. Kể từ năm 2000, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Việt Nam tăng trưởng nhanh hơn bất cứ nước châu Á nào, trừ Trung Quốc, với mức trung bình 6,2%/năm. Việt Nam đã thu hút được lượng lớn tập đoàn nước ngoài.

Chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc từ năm 2018 tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam tăng trưởng. Ngoài ra, trong bối cảnh leo thang căng thẳng địa chính trị giữa các siêu cường, các biện pháp kiểm soát dịch COVID-19 nghiêm ngặt của Trung Quốc và chi phí lao động gia tăng tại Trung Quốc, việc nhiều tập đoàn lớn đang chuyển dịch sang Việt Nam là điều dễ hiểu. Các nhà cung cấp lớn nhất đang xây dựng các nhà máy lớn tại Việt Nam và có vẻ sẵn sàng gia nhập hàng ngũ các nhà tuyển dụng lớn nhất của Việt Nam.

Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi. Lực lượng lao động của Việt Nam trẻ và năng động trong khi lực lượng lao động của Trung Quốc đang già đi và giảm dần. Việt Nam tích cực tham gia hàng chục hiệp định thương mại tự do, cho phép Hà Nội tiếp cận dễ dàng hơn với nhiều thị trường khác.

Việt Nam có khoảng 100 triệu dân và cũng có những điều kiện thuận lợi về mặt địa lý, chẳng hạn như hơn 3.000 km đường bờ biển. Hơn nữa, Việt Nam nằm ở ngay sát sườn Trung Quốc. Nhờ đầu tư lớn cho cơ sở hạ tầng như xây đường mới, khu vực sản xuất thiết bị điện tử của Việt Nam chỉ cách Thâm Quyến, thủ đô công nghệ của Trung Quốc, 12 giờ lái xe. Một nhà điều hành khu công nghiệp cho biết: “Không cần phải tạo dựng lại chuỗi cung ứng tại Việt Nam”.

Tuy nhiên, vẫn còn nhiều thách thức phía trước nếu các nhà máy của Việt Nam muốn tiến xa hơn trong chuỗi giá trị. Xa hơn nữa, để trở thành nước có thu nhập cao, Việt Nam còn chặng đường dài phía trước.

Nền tảng sản xuất của Việt Nam vẫn còn kém hơn nhiều so với Trung Quốc. Các công ty nước ngoài muốn mua phụ tùng ở trong nước hơn vì nhanh và thuận tiện hơn so với việc tìm nguồn cung ứng phụ tùng ở bên kia biên giới. Tuy nhiên, các công ty này thường không tìm thấy những phụ tùng mong muốn ở Việt Nam.

Việt Nam cũng không thể đơn giản sao chép từ mô hình của Trung Quốc hay Hàn Quốc. Toàn cầu hóa đang không còn được ưa chuộng.

Đầu tư nước ngoài cũng giúp ích, nhưng cần phải chờ đợi mới thấy được thành quả. Lực lượng lao động ở Việt Nam rất dồi dào, nhưng những nhà quản lý tài năng thì rất hiếm. Các kỹ thuật viên lành nghề cũng vậy. Dù Việt Nam đã vượt qua mức thu nhập để theo học phổ thông, nhưng các chương trình đào tạo đại học và dạy nghề của Việt Nam cần được thúc đẩy hơn nữa. Nếu Việt Nam trở nên phát triển như Trung Quốc (chứ chưa nói đến Nhật Bản, Hàn Quốc), Việt Nam sẽ phải đầu tư không chỉ vào cơ sở hạ tầng mà còn cả nguồn nhân lực.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả