Thay vì kiêng kị mê muội hãy làm những việc này để tháng 7 âm được bình an, may mắn
Tháng 7 âm lịch trong dân gian có những kiêng kị lưu truyền nhằm tránh gặp xui xẻo, cầu bình an, may mắn... Chuyên gia phong thủy - Master Phùng Phương khuyên rằng thay vì kiêng kị mê muội người dân hãy làm những việc sau để tháng 7 âm được bình an, may mắn.
Chuyên gia hướng dẫn kiêng kị tháng 7 âm lịch
Tháng 7 âm lịch ngoài báo hiếu, lễ bái, các chùa thường thiết lập trai đàn chẩn tế để "tài pháp nhị thí" cho các "cô hồn ngạ quỷ" vất vưởng... thì trong dân gian còn có những lưu truyền về những kiêng kị nhằm tránh xui xẻo, cầu bình an, may mắn... Đó là do quan niệm dân gian cho rằng tháng 7 âm lịch là "tháng cô hồn" - là thời điểm âm thịnh hơn dương, vì thế, không ít người cho rằng đó là tháng gắn với những điều xui rủi, kiêng kị lưu truyền.
Sau đây là một số kiêng kị trong dân gian:
1. Tháng 7 âm tránh đi chơi đêm
Người xưa quan niệm từ khi gà lên chuồng (tính từ giờ Dậu) là ban đêm - thời điểm ma quỷ lộng hành nhất – nên khuyên người dân hạn chế đi chơi đêm trong khoảng thời gian này để tránh gặp rắc rối - nhất là những người yếu bóng vía, trẻ nhỏ càng không nên đi chơi đêm trong những ngày tháng 7 âm lịch. Nếu có đi chơi đêm thì không được réo gọi tên nhau vì ma quỷ biết sẽ "gọi tên" khiến người đó có thể gặp xui xẻo.
Đó là quan niệm dân gian. Nhưng thực tế thì tháng 7 mưa nắng thất thường, thời tiết giao mùa từ nóng sang lạnh, từ hè sang thu nên cơ thể con người chưa thích ứng kịp, đi đêm ngoài đường rất dễ bị nhiễm lạnh, cảm mạo, phong hàn mà sinh bệnh.
Hạn chế đi chơi đêm trong khoảng thời gian này để tránh gặp rắc rối - nhất là những người yếu bóng vía, trẻ nhỏ. Ảnh internet.
Không nên tắm gội, bơi lội ban đêm trong tháng 7 âm vì dễ gặp nguy hiểm. Ảnh internet.
Tháng 7 âm và cả lúc bình thường cũng tránh treo chuông gió đầu giường, trong không gian phòng ngủ vì ban đêm chuông kêu to gây mất ngủ. Ảnh internet.
5. Một số món kiêng kị ăn uống trong tháng 7 âm
Tháng 7 âm trong dân gian kiêng ăn một số món như sau:
- Kiêng ăn thịt chó mèo: Thịt chó được coi là để giải xui – nhưng thực tế chó méo có tính linh rất cao, ăn thịt chúng không hóa giải vận xui mà có thể khiến vận mệnh suy dần.
- Kiêng ăn thịt baba, rùa, rắn: Vì chúng là những con vật cũng có tính linh cao, giết chúng để ăn thịt là điều không tốt.
- Kiêng ăn cá chép: Cá Chép là biểu tượng cát lành trong phong thủy, gắn liền với sự tích "Cá Chép vượt vũ môn hóa Rồng". Cá chép còn là biểu tượng của sự bền bỉ, tính kiên định và ý chí sắt đá.
Theo Chuyên gia phong thủy - Master Phùng Phương, những kiêng kị theo quan niệm dân gian có thể tin hoặc không vì chưa có cơ sở khoa học. Và trong Phong Thủy Chính Phái thì những việc sau mới là những điều cần phải kiêng kị:
- Động thổ, kết hôn, khai trương, ký hợp đồng… mà không xem ngày.
- Không thực hiện các biện pháp giảm âm khí, tăng dương khí nhà ở.
- Không thành tâm khi cúng bái.
- Cúng bái vì mưu cầu vật chất, tiền bạc.
Tháng 7 âm nên thắp đèn sáng tại các vị trí phù hợp trong nhà. Ảnh internet
Những việc cần làm để đi qua tháng 7 âm bình an, may mắn
- Thắp đèn sáng tại vị trí phù hợp: Khu vực hướng Đông Nam, Tây, Nam, Tây Nam, Đông.
- Nuôi thú cưng.
- Trồng thêm cây xanh.
- Mở cửa sổ hàng ngày.
- Phát quang cây cối rậm rạp xung quanh nhà
- Không ngủ qua đêm ở nhà người lạ.
- Mang theo Phật hộ mệnh bên mình.
Theo dân gian, Phật bản mệnh (Phật hộ mệnh) gồm có 8 vị chủ tôn thông qua các nhân duyên, Thiên can, Địa chi và 5 yếu tố cơ bản là đất, nước, gió, lửa, không khí.
Phật bản mệnh không phân biệt nam nữ, không kể giàu nghèo chỉ cần duyên chủ thành tâm làm việc thiện, tâm cung thỉnh cùng đeo vòng/dây có hình vị Phật độ mệnh cho con giáp của mình thì sẽ được phù trợ sức khỏe, bình an, may mắn tình duyên, công danh, sự nghiệp, học vấn…
Tháng 7 âm lịch có lễ Vu lan báo hiếu cha mẹ, nhiều người coi đó là "mùa xuân của những người theo đạo Phật, mùa hiếu hạnh của nhân gian. Ảnh internet.
Theo dân gian thì các tuổi con giáp nên đeo Phật bản mệnh như sau:
1. Tuổi Tý: Bồ Tát Thiên Thủ Thiên Nhãn.
2. Tuổi Sửu – Dần: Hư Không Tạng Bồ Tát.
3. Tuổi Mão: Văn Thù Bồ Tát.
4. Tuổi Thìn – Tị: Phổ Hiền Bồ Tát.
5. Tuổi Ngọ: Đại Thế Chí Bồ Tát.
6. Tuổi Mùi - Thân: Phật Như Lai Đại Nhật.
7. Tuổi Dậu: Phật Bất Động Minh Vương.
8. Tuổi Tuất – Hợi: Phật A Di Đà.
Tháng 7 âm lịch có lễ Vu lan báo hiếu cha mẹ, nhiều người coi đó là "mùa xuân của những người theo đạo Phật, mùa hiếu hạnh của nhân gian". Và trong đạo Phật thì không có ngày nào là ngày xấu, tháng xấu cả mà ngày tháng nào cũng là bình an, may mắn, phước lành.
* Thông tin trong bài chỉ mang tính tham khảo.
Theo TS. Dương Hoàng Lộc, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Tôn giáo, Trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn – Đại học Quốc gia TP.HCM chia sẻ trên Vietnamnet (đại ý): Tết Trung nguyên tháng 7 âm người dân thường bày mâm cúng thí thực cô hồn. Đây cũng là dịp con cháu đến chùa cầu siêu cho ông bà tổ tiên đã qua đời.
Tháng 7 âm lịch ngoài được xem là "tháng cô hồn" còn là dịp diễn ra lễ Vu lan của Phật giáo với ý nghĩa tri ân, báo hiếu tổ tiên, ông bà, cha mẹ. Do đó, ngoài những kiêng kị theo quan niệm xưa khuyến cáo người dân không nên làm điều trái hiếu đạo (như không làm điều khiến ông bà, cha mẹ buồn, đau lòng dịp tháng 7 âm lịch).
Người dân không nên cúng bái linh đình trong thời gian này, không tùy tiện đốt vàng mã vì gây tốn kém, lãng phí, ô nhiễm môi trường, có nguy cơ gây ra cháy nổ.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận