24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Trần Trung Hiếu Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng đồng: Thách thức lớn cho phương Tây

Các nước phương Tây đang tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng để giảm bớt sự thống trị của Trung Quốc trong ngành công nghiệp Đồng, nhưng điều này có thể làm chậm quá trình chuyển đổi năng lượng và gia tăng chi phí. Hơn nữa, việc thay thế hoàn toàn vai trò của Trung Quốc được cho là "không khả thi".

Trung Quốc - quốc gia dẫn đầu thế giới về các phân khúc chính của chuỗi cung ứng Đồng, với kim loại quan trọng này đóng vai trò là thành phần quan trọng trong các công nghệ mới nổi như năng lượng tái tạo, lưu trữ năng lượng và xe điện.

Trong khi Hoa Kỳ, Canada, Úc và các nước châu Âu đang nỗ lực thay thế vị thế thống trị của Trung Quốc trong ngành công nghiệp đồng thông qua trợ cấp và đầu tư. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo rằng hai mục tiêu song song là khử cacbon và giảm sự phụ thuộc vào Bắc Kinh có thể xung đột với nhau

Một công ty phân tích dữ liệu tài nguyên thiên nhiên cho biết, "Để thay thế Trung Quốc, cần phải đầu tư hàng trăm tỷ đô la vào năng lực chế biến và sản xuất đồng mới." Công ty cũng dự báo nhu cầu về kim loại này có thể tăng 75%, đạt 56 triệu tấn vào năm 2050 => Điều này sẽ tạo ra tình trạng thiếu hiệu quả, dẫn đến giá thành sản phẩm cao hơn đáng kể và làm tăng chi phí cũng như thời gian chuyển đổi năng lượng.

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, các mỏ và dự án hiện có đang được xây dựng sẽ chỉ đáp ứng được 80% nhu cầu đồng vào năm 2030, cho thấy nguy cơ thiếu hụt kim loại này. Phần lớn hoạt động khai thác nguyên liệu thô ban đầu trên thế giới chủ yếu diễn ra ở châu Mỹ và châu Phi, trong khi sản lượng khai thác trong nước của Trung Quốc chỉ chiếm 8% sản lượng toàn cầu.

Mặc dù thị phần của Trung Quốc trong lĩnh vực đồng đã tăng gần 20% khi tính cả các tài sản khai thác ở nước ngoài, quốc gia này vẫn cần đảm bảo thêm nguồn cung để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng. Phần còn lại của thế giới có đủ các mỏ đồng chính để đáp ứng nhu cầu hiện tại. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng đồng bao gồm nhiều giai đoạn quan trọng, từ khai thác, luyện kim và tinh chế, đến chế tạo và sản xuất thành phẩm.

Theo báo cáo, dù Trung Quốc không thống trị hoàn toàn trong khai thác mỏ, nước này lại có ưu thế lớn trong các khâu chế biến và sản xuất thành phẩm.

Nick Pickens, Giám đốc nghiên cứu về khai thác toàn cầu tại Wood Mackenzie, nhấn mạnh: “Khi các chính phủ và nhà sản xuất đặt mục tiêu đa dạng hóa khỏi Trung Quốc, điều quan trọng là phải xem xét toàn bộ chuỗi cung ứng, không chỉ dừng lại ở hoạt động khai thác."

Ông cũng lưu ý rằng: "Mặc dù rủi ro về nguồn cung đồng có thể được giảm thiểu và một số quốc gia đã bắt đầu quá trình tái cân bằng, nhưng với quy mô thống trị của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng, việc thay thế hoàn toàn là điều không thể thực hiện được."

Thay thế Trung Quốc trong chuỗi cung ứng đồng: Thách thức lớn cho phương Tây

Báo cáo nêu rõ rằng 80% hoạt động khai thác đồng tạo ra đồng cô đặc, cần được xử lý tại các nhà máy luyện kim và tinh chế để sản xuất đồng catốt. Các nhà sản xuất sau đó sử dụng nguyên liệu này để chế tạo các thành phần đồng, cuối cùng tạo ra các sản phẩm hoàn chỉnh.

Kể từ năm 2000, Trung Quốc đã đóng góp tới 75% mức tăng trưởng công suất luyện kim trên toàn thế giới.Vì vậy, chuỗi cung ứng đồng không có sự tham gia của Trung Quốc sẽ đòi hỏi phải mở rộng đáng kể công suất chế biến để đáp ứng các mục tiêu chuyển đổi năng lượng.

Tuy nhiên, hiện không có kế hoạch nào cho việc xây dựng thêm các cơ sở luyện kim sơ cấp mới ở Bắc Mỹ hay Châu Âu. Thay vào đó, Hoa Kỳ đã chuyển hướng tập trung vào thị trường thứ cấp và tái chế đồng, với việc gần đây đã thành lập nhà máy luyện kim thứ cấp đầu tiên tại nước này để tái chế nhiều kim loại.

Kể từ năm 2019, Trung Quốc cũng chiếm khoảng 80% công suất chế tạo đồng và hợp kim đồng trên toàn cầu, hiện chiếm một nửa công suất chế tạo của thế giới.

Các đạo luật như Đạo luật Giảm lạm phát (IRA) tại Hoa Kỳ nhằm mục tiêu trợ cấp cho các khoản đầu tư vào khoáng sản quan trọng. Tuy nhiên, đối với Đồng, những nỗ lực này đã gặp phải nhiều trở ngại tại Hoa Kỳ và Châu Âu do các yếu tố như mức sử dụng thấp, chi phí vận hành cao và các quy định môi trường nghiêm ngặt.

=> Chủ nghĩa thực dụng và sự thỏa hiệp sẽ là yếu tố then chốt để đạt được mục tiêu phát thải ròng bằng 0 mà không gây ra chi phí quá mức cho người nộp thuế. Việc nới lỏng các hạn chế thương mại toàn cầu có thể là một nhượng bộ cần thiết.

Trần Trung Hiếu

----------------------------------------------------------------------------------------

Kênh đầu tư hàng hóa - nơi diễn ra hoạt động mua bán các hợp đồng tương lai hàng hóa như Đồng, Bạc, Bạch Kim, Cà phê...

Hiện tại đã được cấp phép giao dịch thông qua Sở giao dịch Việt Nam (MXV). Với những ưu điểm: giao dịch T0, thời gian giao dịch 24/5, không lãi vay margin...

Liên hệ với tôi để được hỗ trợ tư vấn miễn phí.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
4.59 +0.16 (+3.58%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Trần Trung Hiếu Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả