Thấy gì khi Trung Quốc phá giá tiền tệ? (Bài 1)
Nếu chiến tranh thế giới thứ III xảy ra - thoạt đầu nó sẽ biểu hiện trong thương mại và tài chính tiền tệ...
Ngay sau khi Mỹ tuyên bố gói thuế áp vào 300 tỷ USD hàng hóa của Trung Quốc, có hiệu lực từ ngày 1/9. Bắc Kinh bắt đầu sử dụng đến chiêu thức cuối cùng để đối phó, đó là phá giá đồng nội tệ.
Tỷ giá hối đoái (được Ngân hàng Trung ương Trung Quốc điều chỉnh?) xuống còn 7 CNY đổi được 1USD. Động thái kỹ thuật rất “thông thường” trong thế giới tài chính nhưng diễn ra trong bối cảnh đặc biệt nên cho thấy nhiều điều.
Đó là thảm trạng nền kinh tế Trung Quốc sau một thời gian cất cánh thẳng đứng. Đúng vào lúc Trung Quốc đang nắm giữ một lượng dự trữ ngoại tệ quan trọng nhất trên thế giới: Nhiều ngàn tỉ USD! Làm gì với khối lượng tiền khổng lồ này? Làm thế nào quản lý một cách thông minh nguồn tiền khổng lồ như thế?
Nhiều nước tố giác Trung Quốc là kẻ gây rối loạn chính trong hệ thống tài chính quốc tế, một số nhà phân tích thậm chí còn lo ngại sự tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc sẽ rơi vào một thảm họa tài chính, kéo theo những nền kinh tế lớn của hành tinh. Đây là viễn cảnh không còn xa.
Sức ép quá lớn từ Mỹ khiến Trung Quốc tung hết quân bài trong tay nải để đối phó (Ảnh: Nikkei)
Sự rớt giá của một đồng tiền luôn luôn phản ánh sự yếu kém nội tại của đất nước. Nhưng trước hết, nền kinh tế Trung Quốc đang mất “sức cạnh tranh” một cách nhanh chóng.
Lúc đồng tiền yếu đi tức là xuất khẩu rẻ hơn, hấp dẫn hơn đối với người mua nước ngoài, đó là lý do mà các nước có đồng tiền không mạnh vẫn an nhiên mỉm cười vì có thể tạo ra tăng trưởng kinh tế bằng xuất khẩu.
Ngược lại, một đồng tiền yếu sẽ khiến nhập khẩu đắt hơn, người tiêu dùng trong nước chắc chắn quay trở lại với hàng nội địa, giá rẻ hơn, phương diện này giúp kích thích tiêu dùng.
Phải chăng, Trung Quốc đang sử dụng công thức “Giảm giá đồng nội tệ + Kích thích xuất khẩu = Tăng trưởng kinh tế”?. Cứ cho là công thức này đúng trên lý thuyết, song thực tế thế giới không chỉ mỗi Trung Quốc là “khôn” nhất, biết sử dụng chiêu thức giản đơn này.Vì các lý do:
Thứ nhất, các hợp đồng quốc tế đã thoả thuận trên cơ sở tỷ giá cũ, người mua cần có thời gian để điều chỉnh hành vi trước mức giá mới và quan trọng hơn là việc dồn các nguồn lực vào và tổ chức sản xuất không thể tiến hành nhanh chóng được.
Thứ hai, Trung Quốc “biết” phá giá tiền tệ để kích xuất khẩu, bóp nghẹt hàng nhập khẩu thì các đối tác của họ cũng có thể làm cách này để bù vào khoản thiệt hại, lôi cuốn nhau phá giá đồng tiền rút cuộc không bên nào có lợi - và, đó nguyên nhân trực tiếp dẫn tới “chiến tranh tiền tệ” rất tai hại.
Thứ ba, khi nhập khẩu đắt hơn thì cộng đồng doanh nghiệp Trung Quốc lập tức chịu thiệt hại vì nguồn nguyên phụ liệu quan trọng nhập khẩu từ nước ngoài, làm tăng chi phí đầu vào dẫn đến tăng giá sản phẩm - không khác gì tự sát!
Thứ tư, việc mất giá của một đồng nội tệ so với USD luôn làm tăng ghánh nặng trả nợ đối với các khoản vay được thực hiện bằng “đồng tiền xanh” - điều này đối với Bắc Kinh là không lớn, song tình hình hiện tại một “chiếc áo vắt lên lưng con Lừa” cũng đủ gây mệt mỏi cho ông Tập.
Thứ năm, việc đồng nội tệ rớt giá sẽ gây áp lực ngay tức thì lên dân chúng, Vnezuela là một ví dụ: Thời điểm bình thường 1USD tương đương 82 Bolivar, nhưng khi tăng lên con số 698 Bolivar/1USD lập tức đẩy đất nước này vào thảm kịch hàng hóa đắt khủng khiếp. Thậm chí Trinidad&Tobago ngỏ ý đổi giấy ăn lấy dầu lửa Venezuela.
Phá giá tiền tệ là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới "Chiến tranh tiền tệ" (Ảnh: Petrotimes)
Từ bức tranh u ám này cho thấy thêm rằng, mặc dù Trung Quốc rốt ráo tìm đồng minh từ khi thị trường Mỹ trở nên khó nhằn, nhưng kết quả không là bao ngoài manh nha liên minh tiền tệ với Nga. Nói một cách trực diện, Trung Quốc chưa thể tìm ra thị trường nào tốt hơn Mỹ.
Hơn nữa, nhiều đồn đoán về các mặt hàng chiến lược như đất hiếm, công nghệ 5G, trí tuệ nhân tạo…dường như không mấy tác dụng khi “giáp lá cà” với Mỹ. Điều này càng gần hơn với nhận định nền kinh tế Trung Quốc chỉ là “con hổ giấy”!?
Và, mặc dù rầm rộ phát động nhiều chiến lược, tầm nhìn rất lớn, hao tiền tốn của nhưng xem ra nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa thể thoát khỏi phụ thuộc vào xuất khẩu, “Mede in China” thật sự còn quá xa vời.
Tình hình tài chính của Trung Quốc hiện đáng quan ngại. Nếu giá trị đồng nhân dân tệ càng tăng thì Trung Quốc càng thu hút lượng tiền mặt từ khắp thế giới chạy vào, thị trường chứng khoán và bất động sản sẽ tăng vọt, và bằng cách này tạo ra một nền kinh tế bong bóng khổng lồ.
Một vài điểm “nóng” trong mối quan hệ kinh tế toàn cầu đã xuất hiện, giữa Nhật Bản và Hàn Quốc; Mỹ và Trung Quốc; Mỹ và Eu, Canada…, cho thấy không khí ngột ngạt dường như báo hiệu điều gì đó sắp xảy ra. Chiến tranh tiền tệ hay khủng hoảng kinh tế chăng?
Không loại trừ hai bi kịch trên, nhưng xu hướng đơn phương và "nước Mỹ trên hết" đang làm phát sinh ngày một nhiều những cuộc “đấu tay đôi” nảy lửa mà trong đó chính sách tiền tệ, tài khóa, thuế quan...chỉ là những dạng vũ khí sách lược.
Còn tiếp...
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận