Thấy gì khi các cường quốc "ném tiền" thoát COVID-19?
Một vấn đề vẫn khiến các nhà đầu tư băn khoăn: Liệu các ngân hàng Trung ương có thể duy trì “đạn dược chính sách” của mình trong bao lâu?
Cho đến nay, dịch bệnh về đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra đã lây nhiễm cho gần 200 ngàn người trên toàn thế giới. Và bên cạnh đó, nó còn gây ra những hạn chế xã hội “lớn chưa từng thấy” kể từ Thế chiến thứ hai và đang khiến các nền kinh tế lớn trên thế giới rơi vào tình trạng suy thoái toàn diện.
Theo đó, chính phủ các quốc gia đã bắt buộc phải thực hiện các biện pháp ngăn chặn hà khắc, từ đóng cửa du lịch cho đến tạm dừng các sự kiện thể thao và tụ họp tôn giáo. Và ở một diễn biến khác, các cường quốc toàn cầu cũng đang phải tập trung “bàn mưu tính kế” tìm cách hạn chế những tác động không thể tránh khỏi
Dịch bệnh về đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra đang tấn công "Lục địa già". Ảnh Reuters.
Nền kinh tế lớn nhất thế giới, nơi chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề xuất “bơm” 1 nghìn tỷ đô la vào thị trường. Ngài Trump muốn nước Mỹ phải giải ngân số tiền này trong vòng hai tuần khi tình hình dịch bệnh của nước này đang trở nên “tồi tệ” hơn bao giờ hết.
Các hãng hàng không nước Mỹ cũng đang dính chịu “vận đen” khi họ là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Các hãng này đang trông chờ vào gói “cứu trợ” 50 tỷ đô la tiền mặt và các khoản vay khác để duy trì hoạt động khi mà gần như toàn bộ hành khách “bốc hơi”.
Chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump đã đề xuất “bơm” 1 nghìn tỷ đô la vào thị trường. Ảnh Reuters
Vương quốc Anh của Thủ tướng Alexander Boris de Pfeffel Johnson, nơi mà sự “bảo thủ” được nâng lên thành nếp sống và “Đảng Bảo thủ” là chính đảng nắm giữ quyền lực lâu dài nhất ở “xứ sở sương mù” này.
Mọi thứ dường như đang rơi vào trầm trọng khi mà chỉ mấy ngày trước đây, các biện pháp cần thiết để làm chậm sự lây lan của dịch bệnh như là giữ khoảng cách trong giao tiếp, tránh tụ tập đông người, hủy bỏ các trận bóng đá với hàng chục nghìn người tham dựđã được bàn tới nhưng lại chẳng được thực hiện ngay.
Và trong một phát biểu trước hội nghị, Thủ tướng Anh đã đưa ra một thông cáo rằng “Nước Anh chấp nhận việc virus sẽ lây lan ra một cách đáng kể, chính phủ Anh sẽ đưa ra “những hướng dẫn và lời khuyên khoa học tốt nhất" nhưng thời điểm này chưa cần phải đến mức hủy bỏ các sự kiện thể thao lớn hay đóng cửa trường học”.
Thủ tướng Boris Johnson trong một cuộc họp báo về COVID-19. Ảnh BBC.
Bộ Y tế Anhmới ra thông báo rằng, số ca nhiễm mới từ virus corona chủng mới tại nước này trong vòng 24 giờ qua đã là 407, tăng từ 1.543 người lên thành 1.950 người (tương đương 26%), trong đó có 56 ca tử vong và hiện tại 50.442 người tại Anh đã được xét nghiệm.
Cố vấn chính phủ Anh, Patrick Vallance cho rằng, "rất có cơ sở" để ước đoán khoảng 55.000 người có thể nhiễm COVID-19 ở Anh, với tỷ lệ tử vong dự đoán là 1/1.000.
Và dường như để “sửa sai” trong những quyết sách của mấy ngày trước, nội cáccủa Thủ tướng Johnson đã ra thông báo trên toàn quốc, theo đó đề nghị tất cả người dân nên tránh xa các quán rượu, câu lạc bộ, nhà hàng, rạp chiếu phim và nhà hát.
Đồng thời, chính phủ nước này đã tiết lộ một gói “giải cứu” trị giá 330 tỷ bảng Anh (tương đương 400 tỷ USD) cho các doanh nghiệp đang trên bờ vực của sự sụp đổ. Theo như các nhà dự báo ngân sách cho biết quy mô vay cần thiết có thể tương đương với số nợ khổng lồ trong những năm 1939-1945.
Còn Chính phủ Pháp sẽ bơm 45 tỷ euro (50 tỷ USD) ngân sách vào nền kinh tế của mình để giúp các công ty và người lao động giải quyết khủng hoảng do dịch bệnh.
Nhật báo tài chính Les Echos trích lời Bộ trưởng Ngân sách quốc gia Pháp, Gerald Darmanin rằng, nước Pháp vĩ đại sẽ luôn bảo vệ sự nghiêm ngặt về tài chính “trong thời bình” để không phải tiết kiệm ngân sách “trong thời chiến”.
Sự “ví von” của ngài Bộ trưởng có thể cho thấy việc nước Pháp đang phải sẵn sàng bước vào một “cuộc chiến tranh” đầy cam go và thử thách với COVID-19.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên chiến với virus corona. AFP/Ludovic Marin.
Liên minh châu Âu cũng được cho là đang “nới lỏng” các quy tắc hành xử của mình để cho phép các công ty của các nước trong khối EU được nhận các khoản tài trợ của nhà nước lên tới 500.000 euro (551.000 đô la) hoặc bảo lãnh cho các khoản vay ngân hàng để đảm bảo cho việc thanh khoản.
Nhưng có thể nói, ngay cả khi các cường quốc trên toàn cầu hứa hẹn giải ngân một khoản tiền khổng lồ lên đến hàng nghìn tỷ đô, thị trường chứng khoán thế giới và giá dầu vẫn không thể rũ bỏ được “cơn ác mộng” COVID-19.
Hôm thứ Hai vừa qua, phố Wall vẫn phải chứng kiến một ngày tồi tệ nhất kể từ vụ khủng hoảng “Ngày Thứ Hai đen tối” năm 1987. Và thị trường chứng khoán tại châu Âu, tâm điểm của đại dịch, chứng kiến cổ phiếu của hàng không và du lịch tiếp tục “rơi tự do” thêm 7%.
Các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã tiếp tục cắt giảm lãi suất để cố gắng giúp đỡ các nền kinh tế đang bị đe dọa.
Tuy nhiên, một vấn đề vẫn khiến các nhà đầu tư băn khoăn rằng thì là, các ngân hàng này liệu có thể duy trì được “đạn dược chính sách” của mình trong bao lâu? Liệu có thể “gắng gượng” cho đến khi cuộc khủng hoảng về sức khỏe toàn cầu được phong tỏa và kiềm chế?
Theo các chuyên gia kinh tế, ngay từ lúc này, có thể mường tượng ra được một cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu đang vẫy gọi, tương tự như cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.
Mặc dù nhiều người "lạc quan" cũng đã dự đoán sẽ có một sự phục hồi nhanh chóng khi dịch bệnh bị dập tắt, tuy nhiên, các chuyên gia về kinh tế này lại chẳng thể nào “tiên tri” được thời điểm mà "đại dịchtoàn cầu"này bị khoanh vùng và khống chế.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận