Thấy điều gì từ bội thu ngân sách 6 tháng đầu năm
Chứng tỏ hoạt động kinh tế phục hồi sau đại dịch. Doanh nghiệp luân chuyển hàng hoá, dịch vụ tạo vòng quay tiền trong nền kinh tế.
Bội thu ngân sách nhìn vào cơ cấu thì lại đến từ BĐS và dầu. Vậy thu từ khai thác tài nguyên hữu hạn là chủ yếu. Kinh tế Việt Nam đang phát triển nhanh, nhưng chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên.
Tài nguyên tự nhiên như các ngành dầu, bất động sản, thép, hoá chất. Tài nguyên dân số như các ngành ngân hàng, bán lẻ, y tế,… Chúng ta đang thiếu đi các lĩnh vực sáng tạo để tạo giá trị như công nghiệp sản xuất làm đầu kéo “đàn sếu” doanh nghiệp sản xuất vệ tinh, thiếu lĩnh vực công nghệ cao.
Dân dựa vào tiêu dùng tài nguyên thì khi ngân sách bội thu vì tài nguyên cũng nên chia sẻ với dân. Cụ thể nhất là giảm thuế tiêu thụ đặc biệt đánh vào xăng dầu. Điều này thuộc thẩm quyền của Quốc hội.
Giảm giá xăng dầu là giảm chi phí đầu vào cho toàn bộ nền kinh tế, hỗ trợ kiểm soát lạm phát, tạo cơ hội có Tài nguyên tiêu dùng tiếp tục tăng trưởng. Giảm chi phí đầu vào giúp kiểm soát chi phí đẩy, tránh được tình trạng Kinh tế Đình lạm (Stagflation), khi GDP chậm mà lạm phát tăng.
Quay trở lại câu chuyện vòng quay tiền tăng, các hoạt động trong nền kinh tế phục hồi. Thực chất đây là câu chuyện của Giá trị.
Trong thời gian qua, nhiều người nói rằng dòng tiền quyết định tất cả, dòng tiền đi đến đâu thì ở đó giá tăng. Không sai. Nhưng đó là bề mặt của vấn đề.
Tháng 3/2020, Dịch bắt đầu, ảnh hưởng đến các hoạt đồng hàng ngày của nền kinh tế, VnIndex giảm còn 660 điểm đã thu hút một lượng tiền lớn trong dân cư đẩy chỉ số chứng khoán lên trên 1500 điểm bất chấp kinh tế đình trệ. Và khi các hoạt động kinh tế phục hồi, sức ép lạm phát cao, dòng tiền lại rút ra khiến TTCK giảm mạnh.
Một doanh nhân đang có doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, lợi nhuận tốt. Khi thấy hoạt động kinh doanh kém do dịch, chỉ số chứng khoán thấp thì tiền của doanh nhân đó từ doanh nghiệp đổ vào TTCK là đúng. Bởi TTCK lúc đó có khả năng tạo giá trị tốt hơn cho doanh nhân đó, với điều kiện là có khả năng thanh khoản tốt, tức là doanh nhân có khả năng rút tiền ra khỏi doanh nghiệp khi cần.
Ngược lại, tỷ suất lợi nhuận với VnIndex ở mức cao sẽ không còn đủ hấp dẫn. Giả sử VnIndex lên 1800 điểm thì lợi tức 15-20% không thể so với lợi tức kinh doanh có thể đạt 30-50%, thậm chí gấp nhiều lần vốn. Tiền lại chảy về nơi có khả năng tạo giá trị tốt hơn. Thanh khoản trên TTCK sụt giảm mạnh.
Ngân sách đang bội thu, tức là có tiền. Việc chi tiêu ngân sách như thế nào để cả thị trường tài chính lẫn thị trường kinh doanh tăng trưởng bền vững mới quan trọng. Chứ đừng giật cục để mà rồi khi tiêu hết tài nguyên, giá BĐS trên trời thì dân khổ.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận