menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Cố Vấn O Pro

Thấu hiểu ngành- Doanh nghiệp thông qua ma trận SWOT

Gắn liền với sự phát triển của một doanh nghiệp là những phân tích mang tính chiến lược và định hướng từ vĩ mô đến vi mô mà cốt lõi là nhận định và phân tích doanh nghiệp. Dựa vào mô hình SWOT, có thể từng bước đánh giá nhanh một doanh nghiệp thông qua điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của nó. Mặt khác, mô hình này có thể giúp doanh nghiệp nhìn nhận tình trạng hiện tại. Đây là một bước đi quan trọng giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian trong tương lai.

1/ SWOT là gì?

SWOT (viết tắt của: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức)) là mô hình phân tích kinh doanh cho doanh nghiệp. Đồng thời, dưới góc nhìn của một nhà đầu tư, có thể sử dụng mô hình này để đánh giá doanh nghiệp.

Điểm mạnh, điểm yếu là hai yếu tố nội bộ vì đây là những yếu tố mà doanh nghiệp có thể nỗ lực để thay đổi.

Ví dụ: Vị trí địa lý, giá thành sản phẩm, thương hiệu, ...

Còn cơ hội và thách thức là hai yếu tố bên ngoài, chúng gần như là hiển nhiên và khó kiểm soát.

Ví dụ: nguồn cung ứng, đối thủ...

2/ Làm thế nào để phân tích SWOT?

Phân tích SWOT bao gồm phân tích các khía cạnh:

+ Điểm mạnh: Đặc điểm/ dự án/... của doanh nghiệp manh tính lợi thế cạnh tranh trong ngành.

+ Điểm yếu: Đặc điểm/ dự án/... của doanh nghiệp lép vế so với đối thủ, cần cải thiện.

+ Cơ hội: Những yếu tố có thể tạo điều kiện giúp doanh nghiệp bứt phá, tiềm năng để chuyển hóa thành lợi thế cạnh tranh.

+ Thách thức: Những yếu tố tiêu cực, cản trở sự phát triển của doanh nghiệp.

Khi kết hợp các yếu tố ưu/nhược điểm và cơ hội/thách thức sẽ tạo ra phương án/chiến lược cho doanh nghiệp.

Cụ thể:

+ S – O: Các phương án, chiến lược phát huy điểm mạnh và khai thác cơ hội.

+ S – T: Các phương án, chiến lược phát huy điểm mạnh và loại bỏ/ giảm thiểu nguy cơ.

+ W – O: Các phương án, chiến lược khắc phục điểm yếu và khai thác cơ hội.

+ W – T: Các phương án, chiến lược khắc phục điểm yếu và loại bỏ/ giảm thiểu nguy cơ.

3/ Phân tích SWOT ngành hàng không tại Việt Nam.

Điểm mạnh (S):

- Tốc độ tăng trưởng hành khách thuộc nhóm nhanh nhất thế giới.

- Chi phí đi lại khá cạnh tranh.

- Mạng lưới đường bay kết nối rộng khắp.

- 20 năm an toàn hàng không dân dụng Việt Nam.

Điểm yếu (W):

- Cơ sở hạ tầng chưa theo kịp nhu cầu phát triển của ngành.

- Thị phần hành khách quốc tế vẫn nằm trong tay hãng hàng không ngoại.

- Quy hoạch sân bay còn yếu.

Cơ hội (O):

- Điểm đến du lịch an toàn, hấp dẫn của thế giới.

- Dự án sân bay Long Thành dự kiến hoàn thành 2025.

- Thỏa thuận hợp tác hoạt động các đơn vị quốc tế.

- Thị trường Châu Á – Thái Bình Dương được dự đoán tiếp tục tăng trưởng.

Thách thức (T):

- Các hãng hàng không trong khu vực thâm nhập thị trường Việt Nam.

- Tốc độ tăng trưởng hành khách nội địa chậm lại.

- Cơ sở hạ tầng cũng như nguồn nhân lực cần được phát triển đồng bộ.

(Nguồn: MBS Research)

Chiến lược S – O:

- Công nghệ hóa dịch vụ để tăng độ tiện lợi cho hành khách.

- Nghiên cứu thêm các vị trí trọng yếu + đường bay cần thiết để tăng độ đa dạng cho chuyến bay.

Chiến lược S – T:

- Nâng cấp cơ sở hạ tầng để bắt kịp nhu cầu phát triển của ngành.

- Nâng cấp dịch vụ, đa dạng hóa chuyến bay để thu hút thị phần hành khách nước ngoài.

- Hướng dòng tiền đầu tư công xây dựng những địa điểm du lịch hấp dẫn.

Chiến lược W - O:

- Đẩy nhanh tiến độ xây dựng sân bay Long thành để kịp hưởng ứng nhu cầu đi lại của khách hàng sau dịch.

- Tăng cường ngoại giao, hợp tác với các đơn vị quốc tế.

Chiến lược W - T:

- Tối ưu hóa giá thành của các chuyến bay để hàng không trở thành một phương tiện ai cũng có thể tham gia.

- Tăng cường chế độ đãi ngộ nhân lực đồng thời nâng cấp cơ sở hạ tầng.

Tóm lại, SWOT là công cụ cần thiết để ngành cũng như doanh nghiệp có thể đánh giá vị thế của mình trên thị trường, đưa ra góc nhìn tổng quan và đầy đủ nhất về những yếu tố cần phân tích. Tuy nhiên vẫn có một số nhược điểm như đánh giá chỉ mang tính chủ quan, kết quả chưa chuyên sâu... độ chính xác của SWOT phụ thuộc vào trình độ và tầm nhìn của người phân tích, nên thông thường, đối tượng sử dụng là chủ doanh nghiệp, nhà đầu tư... Nếu SWOT được sử dụng một cách hợp lý, sẽ góp phần giúp doanh nghiệp vươn xa bởi tầm nhìn và những chiến lược đúng đắn.

#NPL #FIF #FIFHoldings #ChungKhoan #DauTu #TaiChinhCaNhan #MotChutTaiChinh

Thấu hiểu ngành- Doanh nghiệp thông qua ma trận SWOT
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cố Vấn O Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả