Thất vọng với lưỡng đảng, giới đầu tư thoát hàng
Phố Wall quay đầu giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu (18/12) khi những tác động từ tin tức xung quanh gói kích thích kinh tế hạ nhiệt.
Đầu ngày thứ Sáu, Lãnh đạo phe Cộng hoà chiếm đa số tại Thượng viện Mỹ Mitch McConnell cho biết, ông lạc quan rằng sắp tới Quốc hội sẽ đạt được thỏa thuận về gói kích thích kinh tế trị giá 900 tỷ USD, bảo gồm khoản thanh toán tiền mặt cho hộ gia đình, gia hạn trợ cấp thất nghiệp và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp nhỏ.
Nhưng khi buổi chiều trôi qua, các nhà lập pháp Đảng Dân chủ và Cộng hòa được cho là vẫn tranh cãi và tìm cách kéo dài thời hạn đến tận nửa đêm thứ Sáu mới hoàn thành dự luật chi tiêu cho các hoạt động của chính phủ và tránh việc chính phủ đóng cửa trong bối cảnh đại dịch đang ngày càng tồi tệ hơn.
Trong khi đó, vắc xin Covid-19 của Moderna, loại vắc-xin thứ hai dự kiến sẽ sớm được tung ra thị trường vào tuần sau, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) sẽ phê duyệt giấy phép sử dụng khẩn cấp trong cuối tuần. Mỹ đã bắt đầu triển khai tiêm chủng rộng rãi vắc-xin do Pfizer và BioNTech phát triển từ đầu tuần.
Mặt khác, truyền thông Mỹ đưa tin, Washington chuẩn bị thêm hàng chục công ty Trung Quốc vào danh sách đen thương mại, bao gồm cả nhà sản xuất chip hàng đầu của nước này SMIC. Trước đó, SMIC đã bị liệt vào danh sách đen của Lầu Năm Góc.
Tính chung cả tuần, S&P 500 tăng 1,25%, Nasdaq Composite tang 3,05% và Dow Jones tăng 0,44%.
Chứng châu Âu giảm điểm trong phiên giao dịch hôm thứ Sáu do những nghi ngờ xung quanh thỏa thuận thương mại hậu Brexit và gói kích thích của Mỹ, khép lại một tuần giao dịch khá lạc quan.
Tính chung tuần qua, chỉ số FTSE 100 giảm 0,27%, chỉ số DAX tăng 3,94% và CAC40 tăng 0,37%.
Chứng khoán châu Á hầu hết giảm điểm trong phiên giao dịch cuối tuần. Chứng khoán Nhật Bản giảm khi rủi ro gia tăng, sau khi số ca nhiễm mới Covid-19 tại thủ đô Tokyo bùng phát mạnh.
Chứng khoán Trung Quốc giảm nhẹ trong bối cảnh có thêm những dấu hiệu cảnh báo về quan hệ với Mỹ sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Chứng khoán Hồng Kông giảm điểm khi tâm lý thị trường trở nên u ám trước thông tin Mỹ chuẩn bị đưa hàng chục công ty Trung Quốc vào danh sách đen thương mại.
Chứng khoán Hàn Quốc cũng chịu sức ép từ tình hình phức tạp xung quanh dịch bệnh Covid-19, song đã nhích lên về cuối phiên nhờ sự tích cực của phố Wall đêm trước.
Trong tuần, chỉ số Nikkei 225 tăng 0,42%, chỉ số Shanghai Composite tăng 1,43%, chỉ số Hang Seng giảm 0,03% và chỉ số KOSPI tăng 0,08%.
Giá vàng thế giới phiên cuối tuần đi xuống do chịu sức ép từ đồng USD mạnh lên, cùng với đó là áp lực chốt lời cũng gia tăng, khi nhiều phỏng đoán cho rằng, gói kích thích tại Mỹ sắp được thông qua có thể ảnh hưởng khó lường đến thị trường vàng.
Trong tuần, giá vàng giao ngay tăng 2,26%, giá vàng tương lai giao tháng 2 tăng 2,46%.
Tuần này, thị trường khá lạc quan với giá vàng. Trong số 14 chuyên gia trên phố Wall tham gia khảo sát của Kitco, có 11 người, chiếm 79%, dự báo vàng sẽ tăng giá. Trong khi chỉ có 1 người, chiếm 7%, cho rằng giá vàng giảm và 2 người, chiếm 14%, dự báo giá vàng đi ngang.
Đối với khảo sát trực tuyến, trong số 1.402 người tham gia, có 1.048 người, tương đương 75%, tin rằng giá vàng sẽ tăng trong tuần này. 202 người khác, chiếm 14%, cho rằng giá vàng sẽ giảm và 152 người còn lại, chiếm 11%, có quan điểm giá vàng sẽ ít thay đổi.
Giá dầu giữ ổn định ở mức cao nhất trong 9 tháng trong phiên giao dịch ngày thứ Sáu, đánh dấu tròn 7 tuần tăng giá liên tiếp khi các nhà đầu tư “đặt cược” vào việc triển khai vắc xin Covid-19, bên cạnh đó, tuần này dầu còn nhận được trợ lực từ sự suy yếu của đồng USD Mỹ.
Trong tuần, giá dầu WTI tăng 5,43%, giá dầu Brent tăng 4,6%.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận