Thất thoát vốn điều lệ? Tại sao?
Nhiều doanh nghiệp Việt Nam đăng ký vốn điều lệ lên đến cả trăm, nghìn tỷ, nhưng đến khi kiểm tra thực tế tại sao lại không có? Thậm chí nhiều Doanh nghiệp vỡ nợ, trốn nợ nhưng thực tế trên báo cáo tài chính, hồ sơ vẫn thể hiện vốn điều lệ rất "khủng" không hề có bị mất, thất thoát, vợ nợ?
Lý do có thể thấy:
1/ Hầu hết các doanh nghiệp đều đăng ký vốn điều lệ trên hồ sơ, chứ thực tế không hề góp, hoặc góp rất ít (vốn ảo).
2/ Nhiều người sử dụng vốn công ty như tiền gia đình. Mập mờ chuyện sở hữu công ty, cổ đông và công ty. Nên nhiều người chung suy nghĩ vốn công ty cũng là tiền cá nhân.
3/ Vấn đề kiểm soát, cơ chế kiểm soát vốn điều lệ vẫn còn lòng lẻo, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đăng ký. Nhưng cơ chế hậu kiểm, xử lý khi doanh nghiệp không đảm bảo việc góp vốn chưa đủ chặt chẽ.
4/ Tư duy sử dụng tiền mặt, giao dịch tiền mặt vẫn phổ biến. Vì thế, nhiều khi các thành viên/cổ đông thường rút vốn điều lệ để quỹ tiền mặt chi tiêu. Dẫn đến việc kiểm soát rất khó.
5/ Các công ty chung suy nghĩ là bỏ một số vốn điều lệ rất nhỏ để duy trì, vận hành công ty, còn lại thì vốn kinh doanh thường là vốn vay, huy động ngoài. Trong khi các tổ chức tín dụng lại vẫn cho vay khi DN vốn điều lệ khủng chưa hề góp.
Về nguyên tắc chưa góp vốn điều lệ là được coi là khoản nợ của các cổ đông/thành viên với công ty. Vì thế, nếu công ty phát sinh nghĩa vụ thanh toán, trả nợ thì có quyền yêu cầu các cổ đông/thành viên góp đủ để đảm bảo thực hiện các nghĩa vụ của Công ty.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận