Tháp tài sản - Xây dựng thu nhập thụ động bền vững
Khó có thể xác định được khoảng thu nhập thụ động bao nhiêu và mức độ bền vững như thế nào. Bạn thường rơi vào trạng thái vô định khi tất toán tài sản mà bạn ăn may có được. Nguyên nhân là do chưa có lộ trình và kế hoạch xây dựng tài sản ngay từ đầu.
Bạn cần biết tỷ lệ % tích lũy phù hợp được phân vào các loại tài sản nhằm sinh lợi tương ứng với kỳ vọng. Bạn sẽ làm gì với khoảng lợi nhuận mới, có nên tiếp tục rót vào lớp tài sản cũ hay mới? Câu hỏi sẽ được giải đáp nếu Bạn hiểu rõ hơn về "Tháp tài sản".
Để dễ dàng quản lý, tài sản được chia thành 5 lớp: Tài sản vô hình, tài sản bảo vệ, tài sản tạo thu nhập, tài sản tăng trưởng và tài sản mạo hiểm (rủi ro).
Bao gồm: Năng lực (kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm); mạng lưới mối quan hệ và Thương hiệu.
Bao gồm: Vàng, quỹ dự phòng rủi ro, bảo hiểm nhân thọ, BĐS để ở…
Bao gồm: Tiền gửi tiết kiệm, BĐS dòng tiền, Trái phiếu, Chứng chỉ quỹ trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi...
Bao gồm: CP bluechip, quỹ ETF, chứng chỉ quỹ CP, BĐS đất nền…
Bao gồm: CP Penny, Hàng hóa phái sinh, BĐS nghỉ dưỡng, Crypto…
Nguyên tắc xây tháp:
1. Xây từ dưới lên.
2. Đáy tháp càng rộng càng tốt.
Và một điều rất quan trọng, tùy vào "khẩu vị rủi ro", tốc độ xây dựng tháp tài sản sẽ thay đổi tương ứng. Mua bán không theo một nguyên tắc nhất định, rất dễ dẫn đến việc rơi vào vô định hoặc gặp những rủi ro không đáng có.
Tóm lại, hãy phân bổ tài sản một cách hợp lý và theo nguyên tắc. Nếu Bạn áp dụng tháp tài sản và nắm rõ "khẩu vị rủi ro", Bạn sẽ biết được mức thu nhập thụ động cụ thể.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận