24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyễn Hà Ngọc Linh
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Thảo luận ở tổ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: “Không phải không có tiền mà có tiền nhưng không tiêu được”

Sáng nay (25/5), tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội thảo luận tổ về tình hình kinh tế, xã hội, công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và thực hiện Nghị quyết 42 của Quốc hội về xử lý nợ xấu.

Làm rõ hơn tác động của đứt gãy chuỗi cung ứng

Quan tâm đến việc đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu, đại biểu Lã Thanh Tân, đoàn ĐBQH TP. Hải Phòng cùng một số đại biểu đề nghị Chính phủ làm rõ hơn tác động của đứt gãy chuỗi cung ứng đối với hoạt động kinh tế trong nước, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp, đồng thời đề xuất các giải pháp trước mắt cũng như lâu dài cho những chính sách để hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn do tác động tiêu cực của chuỗi cung ứng.

Thảo luận ở tổ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: “Không phải không có tiền mà có tiền nhưng không tiêu được”

Đại biểu Lã Thanh Tân đề nghị Chính phủ làm rõ hơn tác động của đứt gãy chuỗi cung ứng đối với hoạt động kinh tế trong nước. Ảnh: QH

Về việc thực hiện Nghị quyết số 42/2017/QH14 của Quốc hội về thí điểm xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng, đại biểu Lã Thanh Tân đồng tình với báo cáo của Ngân hàng Nhà nước trong điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng và hoạt động ngân hàng với những kết quả nổi bật.

Các công cụ của chính sách tiền tệ được điều hành chủ động, linh hoạt và đồng bộ; có sự phối hợp chặt chẽ với chính sách tài khóa để điều tiết những thanh khoản làm ổn thị trường tiền tệ. Ngoài ra còn có sự kiểm soát theo đúng mục tiêu và cung ứng nguồn vốn cho phục hồi và phát triển kinh tế.

Về vấn đề chậm giải ngân vốn đầu tư công, đại biểu Nguyễn Thị Kim Bé, Đoàn ĐBQH tỉnh Kiên Giang đề nghị Chính phủ tăng cường chỉ đạo, nghiên cứu đưa ra giải pháp đột phá, tháo gỡ vướng mắc trong thủ tục triển khai, tạo chuyển biến tích cực và thực chất trong vấn đề này, qua đó thúc đẩy quá trình hồi phục kinh tế.

Bên cạnh đó, đại biểu cũng đề nghị cần có giải pháp cụ thể để khắc phục vấn đề phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương chưa chặt chẽ và hiệu quả trong công tác tổ chức thực hiện, triển khai, để những chính sách sớm đem đến hiệu quả thiết thực trong đời sống.

Phát biểu tại thảo luận tổ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cũng chỉ rõ, Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII đặt mục tiêu 5 năm đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế từ 6,5 - 7%. Năm 2022, Quốc hội đặt mục tiêu tăng trưởng từ 6-6,5%, cộng thêm 2% từ thực hiện gói chính sách theo Nghị quyết 43 của Quốc hội thì mục tiêu tăng trưởng cả năm sẽ là 8-8,5%.

Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế của năm 2021 theo báo cáo chính thức của Chính phủ chỉ đạt 2,58% (so với 2,91% đã báo cáo). Ngân sách tăng thêm gấp 9 lần số ước thực hiện nhưng tăng trưởng lại giảm. Như vậy, vấn đề quan trọng nhất hiện nay là làm sao để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2022 từ 8-8,5% và đạt mục tiêu 5 năm như Nghị quyết Đại hội Đảng XIII đã đề ra. Đây là một thách thức lớn.

"Có tiền mà không tiêu được", vì sao?

Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, hiện nay chi ngân sách nói chung đang rất khó khăn do khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế rất thấp. Đầu tư công cũng rất thấp, cả năm 2021, chỉ đạt hơn 70%, vốn ODA cũng chỉ giải ngân 32,85%.

Bên cạnh đó, gói kích thích kinh tế hiện chưa giải ngân được. Gói chính sách về y tế chưa có danh mục đầu tư nào. Hỗ trợ "Sóng và máy tính cho em" cũng chưa giải ngân được. Từ thực tế này, Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu cần sâu sát với địa phương. Tại một số nơi hiện nay dù tiền có nhưng không tiêu được, ngay cả vấn đề mua sắm thiết bị y tế liên quan đến phòng, chống dịch, Quốc hội, Chính phủ đã có nghị quyết cho phép mua theo cơ chế đặc cách, đặc biệt, đặc thù nhưng một số nơi không dám mua và một số nơi mua thì sai.

Thảo luận ở tổ, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ: “Không phải không có tiền mà có tiền nhưng không tiêu được”

Các ĐBQH tổ 12 thảo luận trước khi vào phiên họp. Ảnh: QH

Chủ tịch Quốc hội cho rằng: "Trong giai đoạn phục hồi kinh tế, tiền có không tiêu được thì không biết vướng do đâu? Điều này cần làm rõ, thể chế không vướng gì cả. Quốc hội cho phép áp dụng các cơ chế chính sách đặc cách, đặc thù, đặc biệt, cho phép cả chỉ định thầu, tức đã ở mức cao nhất, không còn gì để mở thêm được nữa".

Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội cũng cho rằng, hiện nay năng lực hấp thụ vốn của nền kinh tế và chi tiêu nhân sách nhà nước rất thấp. Quyết toán ngân sách năm 2021 cho thấy tình trạng này kéo dài mấy năm nay, một năm nhưng chi chuyển nguồn hơn 600.000 tỷ đồng.

"Không phải không có tiền mà là có tiền nhưng không tiêu được. Quốc hội và Chính phủ đều băn khoăn về vấn đề này, các đại biểu là người giám sát tại địa phương cần xem lý do vì sao không tiêu được. Cũng cần có giải pháp mới cho các vấn đề cũ, những vấn đề đã kéo dài nhiều năm", Chủ tịch Quốc hội đề nghị các đại biểu quốc hội từ thực tiễn địa phương tập trung thảo luận, hiến kế cho Quốc hội và Chính phủ những vấn đề này.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả