24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hà Văn Toán
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Thành tựu sau một năm nhậm chức của Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật

BoJ hiện đặt mục tiêu lãi suất ngắn hạn duy nhất ở phạm vi 0-0,1%, không giống như dưới sự kiểm soát đường cong lợi suất, khi BoJ có mục tiêu cho cả lãi suất ngắn hạn và dài hạn.

Thành tựu sau một năm nhậm chức của Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật

Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda. Ảnh: Kyodo/TTXVN

Một năm sau khi nhậm chức, Thống đốc Ngân hàng trung ương Nhật Bản (BoJ) Kazuo Ueda cho biết ông đã đạt được mục tiêu đặt ra khi nhậm chức là chuyển đổi gói kích thích tiền tệ phức tạp thành một khuôn khổ đơn giản hơn.

Phát biểu trước Quốc hội ngày 8/4, ông Kazuo Ueda cũng cho biết BoJ sẽ tiếp tục những nỗ lực như vậy và thiết lập chính sách tiền tệ phù hợp với những thay đổi của nền kinh tế.

Ông Ueda cho hay nền kinh tế Nhật Bản đang ở trạng thái tương đối tốt trong năm tài chính kết thúc vào ngày 31/3/2024, vì vậy ông đã có thể hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Kể từ khi nhậm chức thống đốc BoJ vào ngày 9/4/2023, ông Ueda bắt đầu dỡ bỏ gói kích thích “khủng” của người tiền nhiệm, khi loại bỏ dần việc kiểm soát lợi suất trái phiếu gây tranh cãi của ngân hàng vào cuối năm 2023.

Trong tháng 3/2024, BoJ đã chấm dứt 8 năm lãi suất âm và những dấu vết còn lại của chính sách không chính thống, đồng thời thực hiện một bước chuyển mình mang tính lịch sử đó là loại bỏ dần chương trình kích thích tiền tệ khổng lồ kéo dài nhiều thập niên.

BoJ hiện đặt mục tiêu lãi suất ngắn hạn duy nhất ở phạm vi 0-0,1%, không giống như dưới sự kiểm soát đường cong lợi suất, khi BoJ có mục tiêu cho cả lãi suất ngắn hạn và dài hạn.

Mặc dù BoJ tiếp tục mua trái phiếu chính phủ trị giá khoảng 6.000 tỷ yen (39,5 tỷ USD) mỗi tháng, song ông Ueda cho biết BoJ hy vọng sẽ giảm lượng mua trong tương lai.

Thử thách tiếp theo của ông Ueda là điều hướng các đợt tăng lãi suất tiếp theo một cách suôn sẻ mà không khiến các nhà đầu tư trên thị trường lo sợ, nhiều người trong số họ đã quen với chi phí đi vay gần bằng 0 trong nhiều thập niên.

Dưới thời cựu Thống đốc Haruhiko Kuroda, nhiệm vụ của BoJ chỉ đơn giản là duy trì các biện pháp kích thích lớn cho đến khi đạt được mục tiêu lạm phát 2%. Nhưng hiện nay, các nhà phân tích cho biết, sau khi chuyển sang cách tiếp cận "phụ thuộc vào dữ liệu" hơn, các bình luận của Thống đốc Ueda sẽ được xem xét kỹ lưỡng để tìm ra bất kỳ thay đổi nào trong đánh giá của ông về nền kinh tế và giá cả.

Tuần trước, ông Ueda cho biết lạm phát có thể sẽ tăng từ “mùa Hè sang mùa Thu” khi mức lương tăng đột biến đẩy giá cả lên cao, báo hiệu khả năng xảy ra một đợt tăng lãi suất khác trong năm nay.

Một thách thức quan trọng khác đối với BoJ là giảm bảng cân đối kế toán khổng lồ, vào khoảng 733.000 tỷ yen, vượt xa quy mô nền kinh tế Nhật Bản. Việc cắt giảm quá vội vàng có thể khiến lợi suất trái phiếu tăng đột ngột, làm tăng chi phí tài trợ cho khoản nợ khổng lồ của Nhật Bản.

Chuyên gia kinh tế Mari Iwashita của ngân hàng đầu tư Daiwa Securities cho biết với việc duy trì tốc độ mua trái phiếu, BoJ có thể ngăn chặn lợi suất dài hạn tăng đột biến. Tuy nhiên, khi BoJ quyết tâm duy trì các điều kiện tiền tệ phù hợp, thì điều đó lại đang đẩy nhanh đà giảm giá của đồng yen. Theo bà, BoJ đang rơi vào tình thế tiến thoái lưỡng nan.

Đồn đoán lãi suất của Nhật Bản sẽ ở mức thấp trong thời gian dài đã khiến đồng yen sụt giảm không mong muốn, gây tổn hại cho các hộ gia đình và nhà bán lẻ do chi phí nhập khẩu tăng cao.

Chính phủ Nhật Bản ngày 21/3 công bố số liệu cho thấy xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 2/2024 đã tăng tháng thứ ba liên tiếp lên mức cao kỷ lục. Kết quả này đã giúp đưa thâm hụt thương mại của nước này giảm mạnh khoảng 60% so với cùng kỳ năm trước, xuống còn 379,36 tỷ yen (2,5 tỷ USD).

Cụ thể, xuất khẩu của Nhật Bản trong tháng 2 tăng 7,8% lên 8.025 tỷ yen, chủ yếu nhờ xuất khẩu ô tô và phụ tùng ô tô sang Mỹ tăng mạnh. Trong khi đó, nhập khẩu tăng 0,5%, đạt 8.063 tỷ yen, với đóng góp chính từ nhập khẩu quần áo.

Với các thị trường lớn, thặng dư thương mại của Nhật Bản với Mỹ ở mức 711,67 tỷ yen. Trong khi đó, thâm hụt thương mại của Nhật Bản với Trung Quốc ở mức 437,41 tỷ yen. Như vậy, Nhật Bản đã ghi nhận thâm hụt thương mại với Trung Quốc trong gần 3 năm.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
167.80 +0.32 (+0.19%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả