menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nhật Anh

Thanh khoản ngân hàng vẫn dồi dào

Dân không còn mặn mà với tiền gửi, ngân hàng tìm 'cửa ngách'

Trước việc tiền gửi mất đi sức hấp dẫn với người dân, nhiều nhà băng đã tung sản phẩm chứng chỉ tiền gửi để hút khách hàng. Các sản phẩm này thường lãi suất cao hơn so với gửi thông thường, nhưng cũng yêu cầu khách hàng để tiền của mình lâu hơn so với gửi thông thường, phổ biến là trên 1 năm, và không được rút trước hạn.

Chẳng hạn tại SCB tung ra chứng chỉ tiền gửi 12 tháng với lãi suất 7,05%/năm, khách hàng phải gửi tối thiểu 100 triệu đồng, trong khi đó nếu khách hàng gửi tiết kiệm cùng kỳ hạn chỉ được hưởng mức lãi suất 6,8%.

Techcombank mới đây tung sản phẩm mới là Chứng chỉ tiền gửi Bảo Lộc -Techcombank iCAP. Theo đó, khách hàng chưa có ý tưởng kinh doanh hay đầu tư thì có thể tạm để tiền vào Techcombank iCAP để khoản tiền nhàn rỗi này vẫn có thể sinh lời. Lợi nhuận từ việc mua bán thực tế của Techcombank iCAP là 2,5%/năm theo ngày và 3,6%/năm cho thời hạn nắm giữ 3 tháng - cao hơn mức lãi suất tại quầy của nhà băng này.

Theo PGS, TS. Phạm Thế Anh, chuyên gia kinh tế vĩ mô, Trưởng bộ môn Kinh tế vĩ mô, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cho rằng: Trước đây, dù lạm phát rất thấp nhưng việc huy động tiền gửi cũng đã khó khăn do lãi suất đang ở mức thấp như: lãi suất ngắn hạn hơn 3%, dài hạn từ 6-7%. Vì vậy, nếu tiếp tục hạ lãi suất huy động người dân sẽ không gửi tiền vào ngân hàng mà sẽ chuyển sang các kênh đầu tư khác.

Trong khi đó, bong bóng giá tài sản đang là mối lo ngại, nếu dòng tiền chuyển mạnh sang thị trường bất động sản, chứng khoán… làm tăng giá các tài sản này và làm rủi ro cho hệ thống chênh lệch khoảng cách giàu nghèo. Tuy nhiên, nếu các ngân hàng tăng lãi suất huy động sẽ đẩy lãi suất cho vay tăng theo.

“Vì vậy, trong bối cảnh hiện nay, NHNN nên duy trì tăng trưởng cung tiền vừa phải trong năm nay khoảng 7% để đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô”. PGS, TS. Phạm Thế Anh nói.

Cũng có ý kiến lo ngại, nếu tiền liên tục “chảy” ra khỏi hệ thống ngân hàng, thì nguy cơ căng thẳng thanh khoản là điều khó tránh khỏi. Lúc đó, ngân hàng cũng khó hỗ trợ doanh nghiệp.

Thực tế, hiện nay thanh khoản ngân hàng vẫn khá dồi dào nhờ các hợp đồng mua ngoại tệ kỳ hạn của NHNN tiếp tục được thực hiện. Cùng với đó, Kho bạc Nhà nước cũng bắt đầu mua một lượng lớn ngoại tệ, tăng cung VND ra thị trường. Điều này khiến thanh khoản hệ thống ngân hàng vốn dồi dào lại càng dồi dào hơn nữa.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại