Thanh khoản- Bài toán mấu chốt tháo gỡ khó khăn của thị trường chứng khoán
Năm 2022 chứng kiến những cú giảm điểm lịch sử trên thị trường chứng khoán. Thanh khoản thị trường gần như mất hút, những phiên giao dịch tỷ đô năm 2021 giờ chỉ còn là dĩ vãng.
Cuối tháng 10, đầu tháng 11 là khoảng thời gian "kinh hoàng" với nhà đầu tư chứng khoán khi VN-Index mỗi ngày đều có hàng chục, hàng trăm cổ phiếu đều giảm sàn. Những thông tin tiêu cực về trái phiếu doanh nghiệp tạo hiệu ứng domino kéo toàn thị trường trải qua những phiên giao dịch "đẫm máu".
Thanh khoản của thị trường trái phiếu đã bị ảnh hưởng sau sự vụ liên quan đến Tập đoàn Đầu tư An Đông, việc nhà đầu tư trái phiếu tập trung rút tiền đồng loạt lại càng khiến doanh nghiệp thêm đau đầu với cân đối dòng tiền. Việc nhà đầu tư mất niềm tin khiến thị trường trái phiếu doanh nghiệp "ngủ đông", gây áp lực lên thị trường tín dụng, thị trường chứng khoán là thực tế đã rõ ràng.
Vấn đề hiện tại của thị trường vốn là niềm tin của nhà đầu tư đang bị lung lay do những lo ngại về rủi ro mất vốn. Một số quỹ đầu tư lớn và công ty chứng khoán đang nỗ lực tối đa để đáp ứng các yêu cầu khi có hiện tượng rút vốn hoặc bán tài sản của nhà đầu tư cá nhân, nhưng không tổ chức nào, ngay cả ngân hàng, có thể đỡ thanh khoản khi bị rút vốn ồ ạt.
Từ thực tế trên, nhiều ý kiến, giải pháp được cộng đồng nhà đầu tư đề xuất nhằm “mở khoá” thanh khoản. Trong đó, giải pháp được nhắc đến nhiều nhất là nới room tín dụng. Nhưng câu chuyện đi kèm theo đó là lạm phát.
Theo Viện trưởng Viện nghiên cứu Chiến lược thương hiệu và cạnh tranh Võ Trí Thành, cái khó lớn nhất hiện nay là cùng lúc chúng ta phải xử lý 3 bài toán:
''Thứ nhất là ổn định vĩ mô. Câu chuyện không chỉ đơn thuần là lạm phát, mặc dù lạm phát tính theo năm thì Việt Nam vẫn đang tăng, 10 tháng đầu năm nay cũng 4,3%, cái mục tiêu mình đạt được là lạm phát trung bình. Thứ hai là tỷ giá và cán cân thanh toán quốc tế. Cán cân thanh toán quốc tế của mình (dòng tiền ra, dòng tiền vào) tuy không quá khó khăn nhưng không còn đẹp như những năm trước đây.
Thứ ba là câu chuyện an toàn của hệ thống ngân hàng. Câu chuyện không chỉ là sản xuất kinh doanh ở những lĩnh vực phi tài chính, phi ngân hàng mà còn là câu chuyện cả hệ thống tài chính ngân hàng. Trong bối cảnh này, nhiệm vụ của các cơ quan liên quan là phải tìm được điểm cân bằng, quan trọng nhất không gây ra sự đổ vỡ. Bài học của thế giới có rồi, nếu để vỡ trận thì cái gì cũng vỡ" - ông Võ Trí Thành nhấn mạnh.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận