Thặng dư thương mại của Trung Quốc với thế giới sắp cán mốc 1.000 tỷ USD
Nếu tốc độ tăng trưởng tiếp tục như hiện tại, Bloomberg ước tính thặng dư thương mại hàng hóa của Trung Quốc có thể đạt gần 1.000 tỷ USD trong năm 2024.
Thặng dư thương mại của Trung Quốc đang trên đà đạt mức kỷ lục mới trong năm nay. Điều này ngày càng đặt Trung Quốc vào thế đối đầu với một số nền kinh tế lớn trên thế giới bởi nó làm trầm trọng thêm sự mất cân bằng trong thương mại toàn cầu và có thể gây ra phản ứng từ Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.
Nếu tốc độ tăng trưởng tiếp tục như hiện tại, Bloomberg ước tính thặng dư thương mại hàng hóa của Trung Quốc có thể đạt gần 1.000 tỷ USD trong năm 2024.
Trong 10 tháng kể từ đầu năm nay, thặng dư thương mại của Trung Quốc đạt 785 tỷ USD, tăng gần 16% so với cùng kỳ năm ngoái và là mức cao nhất từng ghi nhận cho giai đoạn này.
Theo ông Brad Setser, chuyên gia cấp cao tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại của Mỹ, lượng xuất khẩu của Trung Quốc đang tăng mạnh dù giá xuất khẩu vẫn giảm, cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang dựa vào xuất khẩu để tăng trưởng.
Trong bối cảnh nhu cầu tiêu dùng nội địa suy yếu, Trung Quốc ngày càng gia tăng phụ thuộc vào xuất khẩu. Tuy nhiên, điều này lại gây áp lực với nhiều quốc gia khác.
Chính quyền mới của Mỹ do ông Trump đứng đầu dự kiến có thể sẽ áp đặt các mức thuế mới nhằm giảm lượng hàng xuất khẩu từ Trung Quốc vào Mỹ. Các nước khác, từ Nam Mỹ đến châu Âu, cũng đã tăng cường các rào cản thuế đối với các sản phẩm của Trung Quốc như thép và xe điện.
Dữ liệu mới công bố cho thấy các công ty nước ngoài cũng đang giảm đầu tư tại Trung Quốc, với vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đổ vào nước này giảm trong 9 tháng kể từ đầu năm nay. Nếu xu hướng này kéo dài, đây sẽ là lần đầu tiên từ năm 1990, Trung Quốc ghi nhận dòng vốn FDI ròng chảy ra.
Để đối phó với tình hình này, Chính phủ Trung Quốc cam kết sẽ hỗ trợ nhiều hơn cho các doanh nghiệp và sẽ tăng cường tài chính cho các ngành công nghiệp để thúc đẩy thương mại quốc tế, phát triển kinh tế và duy trì ổn định việc làm.
Những năm qua, các doanh nghiệp Trung Quốc đã liên tục đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu giảm do nền kinh tế tăng trưởng chậm lại và nhu cầu thay thế hàng nhập khẩu bằng các sản phẩm sản xuất trong nước ngày càng tăng.
Kết quả là thặng dư thương mại tháng 10/2024 của Trung Quốc đạt mức lớn thứ ba trong lịch sử, chỉ sau mức cao kỷ lục của tháng 6/2024.
Thặng dư thương mại của Trung Quốc với Mỹ trong tháng 10/2024 tăng 4,4% so với cùng kỳ năm 2023, trong khi thặng dư thương mại với Liên minh châu Âu (EU) tăng 9,6% và thặng dư thương mại với 10 nước ASEAN tăng gần 36%.
Bên cạnh đó, có dấu hiệu cho thấy một cuộc chiến tiền tệ có thể đang hình thành. Ngân hàng trung ương Ấn Độ cho biết họ sẵn sàng để đồng rupee suy yếu nếu Trung Quốc cho phép đồng nhân dân tệ giảm giá để chống lại thuế quan của Mỹ.
Nếu nhân dân tệ tiếp tục mất giá, hàng xuất khẩu của Trung Quốc sẽ trở nên rẻ hơn, qua đó có thể gia tăng thặng dư với Ấn Độ, vốn đã leo lên mức 85 tỷ USD trong năm nay, tăng 3% so với năm 2023 và gấp đôi so với 5 năm trước.
Ứng viên tổng thống Donald Trump đề xuất mức thuế lên đến 60% với hàng hóa từ Trung Quốc để thúc đẩy sản xuất nội địa; còn bà Harris cũng có kế hoạch áp dụng các biện pháp thương mại cứng rắn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận