Tháng 7, nên phân bố tài sản thế nào?
Trong giai đoạn nền kinh tế tăng trưởng tốt như những gì đã diễn ra từ 2015 – 2018, những loại tài sản tăng trưởng như bất động sản hay cổ phiếu đều trãi qua một chu kỳ tăng giá mạnh mẽ. Tuy nhiên, khi nền kinh tế chửng tăng trưởng và đi vào suy thoái trong 6 tháng qua, những loại tài sản trú ẩn tốt như vàng hay tài sản tạo thu nhập đều như trái phiếu lại tạo ra suất sinh lợi vượt trội hơn.
Điều này ngụ ý rằng, chiến lược quản lý tài sản có thể được tối ưu hóa nếu chúng ta hiểu được vị trí hiện tại trong các chu kỳ kinh tế như: Giai đoạn phục hồi, giai đoạn tăng trưởng, giai đoạn chửng tăng trưởng hay giai đoạn suy thoái. Đánh giá bên dưới sẽ cho chúng ta thấy rõ trạng thái của nền kinh tế trong giai đoạn hiện tại và chiến lược phân bổ tài sản phù hợp trong 6 tháng tới.
CHÚNG TA ĐÃ TRẢI QUA 6 THÁNG SUY THOÁI!
Nếu không có dịch bệnh, nền kinh tế Việt Nam đã có dấu hiệu chửng tăng trưởng từ đầu năm 2018, nhìn tăng trưởng của các doanh nghiệp đầu ngành sẽ thấy. Dịch Covid-19 là một biến số làm cho nền kinh tế đi từ giai đoạn chửng tăng trưởng sang suy thoái nhanh hơn, và cũng tạo động lực làm cho chính phủ dùng các biện pháp kích thích nền kinh tế sớm hơn. GDP Quý 1/2020 đã rơi về dưới 4%, đây là mức tăng trưởng còn thấp hơn cả tăng trưởng quanh 5.5% trong giai đoạn suy thoái gần nhất từ 2009 – 2014.
Năng lực sản xuất của nền kinh tế mặt dù có sự trễ pha, nhưng tốc độ suy giảm đã chửng lại và có xu hướng phục hồi trong 6 tháng tới khi mà công suất đươc phục hồi theo nhu cầu cũng như sự mở cửa các thị trường xuất khẩu.
TRỞ LẠI ĐÀ TĂNG TRƯỞNG SAU 6 THÁNG TỚI
Bên cạnh sự phục hồi trong sức tiêu dùng và năng lực sản xuất, chính phủ cũng thực thi các chính sách thúc đẩy đầu tư công ở các công trình lớn như Sân Bay Long Thành cũng như các tuyến cao tốc trọng yếu. Mặt bằng lãi suất tiếp tục duy trì ở mức thấp để thúc đẩy tiêu dùng và đầu tư, đây là nền tảng để chúng ta có thể kỳ vọng giai đoạn suy thoái sẽ sớm kết thúc trong 6 tháng tới và bắt đầu quay trở lại chu kỳ tăng trưởng mới.
Dự báo này cũng đồng pha với sự mở của trở lại của các nền kinh tế lớn như Mỹ hay Châu Âu trong 6 tháng tới sau giai đoạn kiểm soát đươc hoàn toàn dịch bênh Covid-19 có khả năng sẽ bùng nổ làn sóng thứ hai trong thời gian gần đây.
SUY THOÁI LÀ CƠ HỘI TÍCH LŨY TÀI SẢN TĂNG TRƯỞNG
TIỀN GỬI TIẾT KIỆM KÉM HẤP DẪN
Trong môi trường lãi suất thấp để kích thích tăng trưởng như hiện tại, mặt bằng lãi suất gửi ngân hàng quanh 6.5% đang cho thấy sự kém hấp dẫn dần khi mà áp lực lạm phát sẽ quay trở lại khi nền kinh tế phục hồi. Nên nhớ rằng cuối năm 2019, lạm phát đã có những giai đoạn tăng gần 7%, với lạm phát cao như vậy thì lãi suất thực gửi ngân hàng hầu như không còn đáng kể nữa. Đây cũng là lý do nhiều nhà đâu tư đã tìm đến những kênh có lợi suất cao hơn nhưng có đặt tính gần giống với gửi tiết kiệm, đó là: Trái phiếu.
TRÁI PHIẾU THÀNH KÊNH THAY THẾ PHÙ HỢP?
Kênh trái phiếu đã trở nên phổ biến hơn với nhà đầu tư cá nhân trong 2 năm qua bởi nhu cầu tìm kiếm kênh huy động mới ngoài đi vay ngân hàng ở các doanh nghiệp, đặt biệt là nhóm bất động sản. Hiện nay lợi suất trái phiếu giao động từ 9 – 13%/năm tùy vào mô hình kinh doanh và việc có tài sản đảm bảo hay không.
Dĩ nhiên rủi ro của trái phiếu sẽ cao hơn gửi ngân hàng, nhưng vẫn an toàn hơn cổ phiếu. Đây là kênh tích sản bền vững cho các mục tiêu quan trọng và cần sự ổn định như mua nhà, mua xe, chi phí cho con đi học, hoặc nghỉ hưu.
BẤT ĐỘNG SẢN CHỬNG TĂNG TRƯỞNG
Đối với kênh bất động sản, nhiều nhà đầu tư vẫn xem đây là một cách tích lũy tài sản an toàn. Tuy nhiên 6 tháng qua đã cho thấy, đây cũng là một loại tài sản có tính biến động không hề nhỏ khi mà dịch bệnh Covid-19 đã làm cho giá ở hầu hết các phân khúc đều chửng lại (trung – thấp cấp) hoặc suy giảm nhanh (cao cấp trở lên), và thậm chí mất thanh khoản.
Điều này thực tế đã từng xảy ra ở quy mô lớn và trầm trọng hơn trong giai đoạn suy thoái trước đó từ 2009 – 2014. Xét về mặt chu kỳ, sau quá trình tăng giá khá nhanh trước đó, phân khúc căng hộ đang bắt đầu cho thấy sự kém hấp dẫn khi tỷ suất cho thuê chỉ còn quanh 3 – 5%/năm và giá căng hộ cũng khó mà tăng nhanh như nhiều năm về trước. Hiện nay phân khúc nhà liền thổ hoặc đất nền ở những khu vực tỉnh ít bị tác động bởi các đợt thổi giá lại là một cơ hội đầu tư dài hạn phù hợp với lợi suất quanh 10 – 15%/năm, đặt biệt là những khu vực hưởng lợi từ các dự án đầu tư công của chính phủ.
CỔ PHIẾU CHỜ ĐỢI CHU KỲ MỚI
Sau cùng là kênh đầu tư cổ phiếu, với sự suy giảm đều từ đầu 2018 bởi các thông tin chiến tranh thương mại. Và gần đây nhất là đợt giảm sốc bởi dịch bệnh Covid-19 hơn 30% đưa giá cả chung của loại tài sản về mặt bằng hấp dẫn. Đây cũng là động lực thu hút một lượng lớn gần 150.000 nhà đầu tư cá nhân mở tài khoản và hưởng lợi từ sự phục hồi của kênh này trong 3 tháng trở lại đây. Xét về tính chu kỳ, giai đoạn 6 tháng tới cũng là cơ hội để có thể gia tăng tỷ trọng ở kênh tài sản này ở các nhóm ngành hưởng lợi từ sự tăng trưởng trở lại của nền kinh tế bao gồm: Tài chính – BDS, tiêu dùng không thiết yếu, công nghệ, sản xuất công nghiệp và sản xuất nguyên vật liệu.
Lợi suất trung bình của kênh này sẽ quanh 12 – 15%/năm, tuy nhiên bởi tính biến động lớn nên chỉ phù hợp với những nhà đầu tư có khả năng chấp nhận rủi ro cao.
PHÂN BỔ TÀI SẢN THẾ NÀO CHO PHÙ HỢP?
Cân đối tỷ trọng giữa các loại tài sản tăng trưởng (cổ phiếu, BDS) và tài sản thu nhập (tiết kiệm, trái phiếu) cũng là một bước khá quan trọng trong việc quản lý tài sản. Đối với những nhà đầu tư chấp nhận rủi ro cao có thể gia tăng tỷ trọng tài sản tăng trưởng lên tới 60 – 70% trong tổng tài sản đầu tư. Trong khi đó, đối với những người thận trọng hơn, tỷ lệ này chỉ nên duy trì dưới 50%. Việc cân đối khả năng chấp nhận rủi ro như vậy là để đảm bảo nhà đầu tư không bị hoản loạn trước những biến động lớn vốn có của từng loại tài sản, vì thực tế điều này có thể dẫn tới những quyết định sai lầm và đi lệch với chiến lược đầu tư ban đầu.
Bên cạnh đó, nhà đầu tư cũng nên cân nhắc mức độ tích sản của mình. Những người đã có nhà, có xe, đã lo lắng chu toàn các nhu cầu của người thân trong gia đình thì mới có thể cân nhắc gia tăng tỷ trọng các loại tài sản rủi ro cao như BDS hay cổ phiếu để tối ưu hóa lợi suất đầu tư. Ngược lại, nếu vẫn đang trong quá trình tích lũy dần cho các mục tiêu quan trọng này thì nên giữ tỷ trọng các loại tài sản an toàn như trái phiếu hay gửi tiết kiệm nhiều hơn để đảm bảo sự ổn định tương lai cho bản thân và gia đình trước.
QUẢN LÝ TÀI SẢN CẦN CHUẨN BỊ NHỮNG GÌ?
Để quản lý tài sản nói chung hay phân bổ tài sản đầu tư nói riêng, ngoài kiến thức vĩ mô của nền kinh tế, chúng ta cần có trải nghiệm ở các phân lớp tài sản, cũng như những kỹ năng cân đối tỷ trọng các loại tài sản này cho phù hợp với các mục tiêu tài chính của bản thân. Hành trình quản lý tài sản của bạn cũng là điều mà chúng tôi trăn trở để từ đó xây dựng nên những công cụ tư vấn hỗ trợ tối ưu nhất. Hãy cho chúng tôi biết nếu bạn cần có một người đồng hành trên con đường quản lý tài sản của mình.
Bài viết dựa trên quan điểm của Học Viên Đầu Tư Eaglinvestor, mọi thắc mắc hoặc NĐT cần tư vấn đầu tư, vui lòng liên hệ Hotline: 0933349200. |
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận