menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trương Thanh Đức

Thận trọng với quy định phong tỏa tài khoản thanh toán khi phát hiện gian lận, chuyển khoản nhầm

Ngân hàng Nhà nước vừa đề xuất đã bổ sung thêm một số quy định về vấn đề phong tỏa tài khoản thanh toán trong các trường hợp như tài khoản thanh toán gian lận, vi phạm pháp luật hoặc trường hợp khách hàng chuyển khoản nhầm cho người khác.

Cơ quan soạn thảo cần cân nhắc, bởi đây cũng chính là một trường hợp trước đây đã từng được quy định tại Nghị định số 101/2012/NĐ-CP.

Cơ quan soạn thảo cần cân nhắc. Bởi đây cũng chính là một trường hợp trước đây đã từng được quy định tại Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22-11-2012 của Chính phủ về “Thanh toán không dùng tiền mặt”, tuy nhiên, sau đó, nó đã bị bãi bỏ theo quy định tại khoản 6, Điều 1 của Nghị định số 80/2016/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 101/2012/NĐ-CP.

Đặc biệt, vị luật sư cho rằng cơ quan soạn thảo cần thận trọng khi quy định điều này để tránh tình trạng bị lợi dụng gây rủi ro rất lớn cho các bên liên quan. Chẳng hạn như bên thanh toán đã chuyển tiền thành công, bên bán hàng hoàn toàn tin tưởng giao hàng, nhưng sau đó bất cứ khi nào cũng có thể bị phong tỏa tài khoản và không nhận được tiền.

Theo ông Đức, quy định này có thể là nhằm mục đích tốt, hỗ trợ khách hàng chuyển tiền nhầm lẫn (không phải lỗi của ngân hàng), khó khăn, thậm chí không thu hồi được tiền đã xảy ra trên thực tế. Tuy nhiên, quy định này chỉ hợp lý trong trường hợp ngăn chặn tội phạm thực sự hoặc cùng lắm là khi đã thực hiện lệnh chuyển khoản nhưng tiền vẫn chưa chuyển sang tài khoản của ngân hàng khác.

Vì vậy, theo ông cần bỏ quy định này hoặc diễn giải một cách cụ thể, để có thể bảo vệ được bên này nhưng đồng thời tránh gây rủi ro cho bên kia. Nhất là về nguyên tắc, thì việc rủi ro khi chuyển khoản nhầm lẫn thì đã có quy định khác của pháp luật xử lý, ví dụ như các quy định của pháp luật dân sự, hành chính và hình sự cũng đã quy định: chủ tài khoản nhận được tiền do người khác chuyển đến nhầm là hành vi “chiếm hữu không có căn cứ pháp luật” và người chuyển nhầm “có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật”.

Thứ hai, chủ tài khoản nhận được tiền do người khác chuyển đến nhầm mà không trả lại thì sẽ bị phạt tiền từ 2 – 5 triệu đồng về hành vi Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác, theo quy định về xử phạt vi phạm hành chính.

Thứ ba, chủ tài khoản nhận được tiền trong trường hợp trên mà cố tình không trả lại đối với số tiền từ 10 triệu đồng trở lên thì có thể bị truy tố với mức hình phạt tiền từ 10 – 50 triệu, phạt cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại