menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hồ Thị Yến Nhi Pro

Thận trọng với những khoản nợ

Ở bài viết này tôi muốn cùng bạn phân tích lại một chút về cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007 – 2008. Chắc hẳn bạn còn nhớ, đó là một cuộc khủng hoảng do bong bóng bất động sản nhà ở thứ cấp bị vỡ dẫn đến khủng hoảng tín dụng. Và khủng hoảng tín dụng đã khiến nhiều ngân hàng lớn ở Mỹ phá sản.

Nguyên nhân sâu xa tạo nên cuộc khủng hoảng này được cho là từ khủng hoảng bong bóng Dotcom ở Hoa Kỳ trước đó vào năm 2001.

1/ NÓI MỘT CHÚT VỀ KHỦNG HOẢNG BONG BÓNG DOT-COM (Y2K):

***Bối cảnh:

Kể từ năm 1993, nhiều trình duyệt máy tính ra đời: Mosaic, Internet Explorer,… khởi đầu cho thời kì công nghệ, kết nối toàn cầu.

Lãi suất cho vay giảm: Kích thích người dân vay nhiều hơn, chính sách tiền tệ đang nới lỏng.

Sự tồn tại của 2 đạo luật:

+ Đạo luật cứu trợ Người nộp thuế 1997: Đạo luật đã góp phần làm giảm mức thuế trên thặng dư vốn cận biên tại Hoa Kỳ (là mức thuế dựa trên chênh lệch dương giữa giá bán tài sản và giá mua ban đầu), điều này tạo khuynh hướng để người dân “đầu cơ” do vừa đóng thuế ít hơn, vừa được vay với lãi suất thấp.

+ Đạo luật viễn thông 1996: Luật viễn thông hỗ trợ nhiều cho niềm tin vào cổ phiếu công ty công nghệ.

= Dòng tiền tập trung vào cổ phiếu công ty Dot-com, giá của chúng tăng cao chóng mặt. Chúng trở thành “trend” vào thời đó.

***Hệ quả:

Khi các công ty Dot-com cầm quá nhiều vốn, họ bắt đầu đầu tư chúng vào các trang thiết bị, những ý tưởng marketing, cung cấp dịch vụ, sản phẩm miễn phí, giá rẻ, tổ chức tiệc tùng đắc tiền,… = Lỗ vận hành ròng.

Cùng với sự hậu thuẫn của Đạo luật viễn thông 1996, các công ty Dot-com đã không ngại rót tiền (đa phần là tiền vay mượn) vào việc lắp đặt cáp quang, công tắc, và mạng không dây. = Cung tăng nhanh vượt qua cầu (không bán được sản phẩm, doanh thu không có).

Năm 2001, bong bóng Dot-com nổ, nhiều công ty phá sản bởi gánh nặng nợ nần quá lớn, thị trường chứng khoán sụp đổ…

(*) Dot-com: dot là dấu chấm, ý nói những trang web các công ty trên mạng lưới toàn cầu với tên miền là .com.

2/ KHỦNG HOẢNG KINH TẾ 2007 - 2008

***Bối cảnh

Sau khủng hoảng Dot-com, Fed hạ lãi suất cho vay qua đêm liên ngân hàng. Lãi suất liên ngân hàng giảm 11 đợt từ 6,5% xuống còn 1,75% (5/2001 – 12/2002).

Lãi suất tín dụng thứ cấp cũng giảm theo, kích thích vay vốn. = Dòng tiền hướng về ngành Bất động sản và xây dựng. Xu hướng “đầu cơ” nhà ở thứ cấp hình thành.

Các tổ chức tài chính cho vay mạo hiểm, kể cả những người nhập cư bất hợp pháp.

***Hệ quả:

Nợ xấu tăng đột biến, số nhà ở “đầu cơ” tăng. Năm 2005, có tới 28% số nhà được mua là để nhằm mục đích đầu cơ và 12% mua chỉ để không. Tổng giá trị tín dụng nhà ở lên đến 600 tỷ dollar.

Bong bóng nhà ở vỡ.

Nhiều cá nhân gặp khó khăn trong việc trả nợ, tổ chức tài chính khó khăn trong việc thu hồi nợ.

Giá của các giấy tờ do các tổ chức tài chính phát hành: CDO (giấy nợ đảm bảo bằng tài sản), MBS (chứng khoán đảm bảo bằng tài sản thế chấp),… giảm giá trị. = Khủng hoảng tín dụng nhà ở thứ cấp.

Tình trạng này kéo dài đến 2007-2008, nhiều tổ chức tài chính lớn phá sản mặc dù đã được sự hỗ trợ từ Chính phủ.

(*) Tín dụng thứ cấp (tín dụng hạng B): tín dụng dành cho người có thu nhập thấp và độ tín nhiệm thấp.

(*) Nhà ở thứ cấp: nhà được mua với mục đích kinh doanh (mua đi – bán lại).

3. LIÊN HỆ THỰC TẾ

Như bạn đã thấy, vai trò của tín dụng đối với nền kinh tế là cực kỳ quan trọng. Nhưng nếu sử dụng sai cách, khiến dòng tiền đi đến sai nơi sẽ gây ra những hậu quả không đáng có.

Liên hệ với thực tế, bản thân bạn có thể sử dụng đòn bẩy tín dụng (nợ) hay không?

Với tôi, việc vay mượn nợ, đúng hay sai nằm ở mục đích vay. Nếu bạn vay để làm ăn/kinh doanh, vay để đầu tư (có nghĩa là mục tiêu khoản vay này dùng tiền để tạo ra tiền) thì trước khi vay hãy cân nhắc những giá trị có thể đem lại từ khoản vay có cao hơn số tiền bạn đã bỏ ra hay không rồi hãy vay. Và lời khuyên là nên có một kế hoạch/ lộ trình chi tiết, cụ thể, khả thi để thực hiện và tạo ra giá trị dựa trên đòn bẩy tài chính này.

Còn nếu bạn vay để đầu tư những thứ mình chưa biết, chưa hiểu hoặc vay để kinh doanh mà chưa có nhiều kinh nghiệm, chưa đủ kiến thức thì lời khuyên là không nên vì khá nguy hiểm và tỷ lệ mất tiền sẽ cao, sau đó, bạn còn còng lưng để trả nợ, cơ bản khoản vay này là không cần thiết.

Lưu ý:

Hãy cân nhắc về khoản lãi suất phải trả trước khi vay, tuyệt đối không vay tín chấp nếu trường hợp không quá khẩn cấp. Đa phần những khoản vay tín chấp lãi suất khoảng 50% trở lên một năm, và bạn đã thấy kênh đầu tư nào có thể sinh lợi đều đặn 50%/năm chưa? Câu trả lời là chưa. Nếu vay tín chấp, chẳng khác nào bạn đang biến mình thành “con trâu” vì cơ bản bạn phải còng lưng đi làm chỉ để “cho người khác” hưởng.

Khi vay những khoản vay có mức lãi suất khoảng 25%/năm để đầu tư, hãy kỳ vọng những khoản lợi nhuận từ đầu tư/kinh doanh trung bình trên 40%, như vậy việc vay này mới hiệu quả. Còn không thì tuyệt đối không vay.

Nếu bạn đang vay nợ, hãy rà soát lại khoản vay của mình thật kỹ để lên kế hoạch tăng thu nhập, sớm tất toán chúng nhé. Vì chúng là nơi lấy tiền của bạn mỗi tháng, trong khi đầu tư vào tài sản sẽ mang lại tiền cho bạn từ việc tăng trưởng theo thời gian. Thế nên xu hướng người giàu, giảm khoản nợ, tăng tài sản.

Tóm lại, hãy nhớ 3 điều sau:

1. Đừng vay nợ khi chưa có kế hoạch khả thi cho việc sử dụng chúng, hãy nhớ chỉ vay khi số tiền bỏ ra ít hơn số tiền thu lại được.

2. Cân nhắc lãi suất khoản vay trước khi vay xem nó có hợp lý hay không, không vay những khoản vay lãi suất cao.

3. Nếu bạn đang vay nợ, hãy tìm cách tăng thu nhập và sớm tất toán chúng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Hồ Thị Yến Nhi Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

13 Yêu thích
1 Bình luận 4 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại