Tham vọng phát triển ngành lọc hóa dầu của Iran
Báo Tehran Times của Iran vừa đăng bài viết đánh giá rằng việc phát triển ngành lọc hóa dầu là rất cần thiết đối với Iran.
Theo nội dung bài viết, các công ty năng lượng quốc tế dự báo rằng nhu cầu đối với các sản phẩm hóa dầu sẽ tăng đáng kể trong những năm tới, do đó việc phát triển các nhà máy lọc dầu dường như là một điều cần thiết ở Iran. Nhờ có các nguồn tài nguyên dầu khí, việc phát triển các nhà máy lọc dầu ở Iran sẽ dễ dàng hơn nhiều và tương đối rẻ so với các nước khác trên thế giới. Iran có thể đóng một vai trò trong việc điều tiết giá các sản phẩm hóa dầu trên thị trường thế giới do nước này giàu các nguồn năng lượng và có khả năng phát triển lĩnh vực lọc hóa dầu.
Điều quan trọng nhất là nếu công suất lọc hóa dầu của Iran có thể được nâng lên tương đương mức sản lượng dầu thô trong nước, các lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm với ngành công nghiệp dầu mỏ của Iran sẽ bị vô hiệu hóa. Đó là lý do tại sao Iran hiện tỏ ra rất nghiêm túc và quyết tâm phát triển các nhà máy lọc dầu của mình, mặc dù trong những năm trước đây, Tehran dường như không có ý định xây dựng các nhà máy lọc hóa dầu.
Để khuyến khích chính phủ và các nhà đầu tư nỗ lực chung tay phát triển ngành công nghiệp lọc hóa dầu, Luật phát triển ngành lọc hóa dầu của Iran đã được soạn thảo vào năm 2019 (từ tháng 3/2019-3/2020 theo lịch Iran) và Quốc hội nước này đã tiến hành sửa đổi dự thảo luật vào đầu năm nay.
Bộ trưởng Dầu mỏ Iran Javad Oji mới đây cho biết một số ngân hàng chủ chốt ở trong nước sẽ thành lập một công-xoóc-xi-om (consortium, có nghĩa gần giống như hiệp hội hay liên đoàn) với tổng vốn đầu tư lên tới 4 tỷ USD để thực hiện các dự án lọc hóa dầu trên cả nước. Phát biểu trước báo giới ngày 15/1, ông Oji nói: "Một phần lớn nguồn tài chính cần thiết để thực hiện các dự án dầu mỏ của Iran sẽ được cung cấp với sự hỗ trợ của Bộ Tài chính và Kinh tế. Nguồn kinh phí này bao gồm các nguồn tài chính cần thiết cho cả lĩnh vực lọc dầu".
Tháng 3/2021, Bộ Dầu mỏ Iran thông báo đã bắt đầu chương trình xây dựng các nhà máy lọc dầu ở các vùng duyên hải phía Nam, đồng thời kêu gọi các công ty trong nước có năng lực đóng góp vào chương trình này. Ngay sau thông báo của Bộ Dầu mỏ, 74 công ty trong nước đã được cấp phép tham gia chương trình nói trên. Trên thực tế, 117 công ty đã gửi đơn đăng ký lên Bộ Dầu mỏ, song chỉ 74 doanh nghiệp được chấp thuận.
Giám đốc điều hành nhà máy lọc hóa dầu Lavan Refinery (ở đảo Lavan, thuộc miền Nam Iran), ông Mohammad-Ali Akhbari, ngày 26/1 đã thông báo về dự án xây dựng một nhà máy lọc dầu có công suất 150.000 thùng/ngày bên cạnh nhà máy Lavan Refinery. Nhà máy này cũng có kế hoạch tăng sản lượng xăng thêm một triệu lít mỗi ngày. Theo ông Akhbari, dự án xây dựng nhà máy lọc dầu nói trên là phù hợp với các kế hoạch phát triển lĩnh vực lọc hóa dầu của Iran. Ông Akhbari cho biết thêm các cổ đông lớn của Lavan Refinery đã hoan nghênh kế hoạch đầu tư vào một dự án lọc hóa dầu mới.
Việc tăng công suất lọc hóa dầu của Iran, bên cạnh việc tạo thêm nguồn thu, mang lại các cơ hội việc làm mới, đem lại sự thịnh vượng về kinh tế và hỗ trợ khôi phục các ngành công nghiệp khác. Đây là một cơ chế phòng vệ then chốt trước tác động của các lệnh trừng phạt mà Mỹ áp dụng đối với ngành công nghiệp dầu mỏ của quốc gia Trung Đông này.
Iran là quốc gia rất giàu tài nguyên dầu mỏ ở Trung Đông. Nước này có trữ lượng dầu thô được kiểm chứng lớn thứ tư thế giới, sau Venezuela, Arab Saudi và Canada, với 155,6 tỷ thùng. Trong dự luật ngân sách năm 2022, Iran đặc biệt chú trọng đến việc cải thiện hoạt động sản xuất dầu khí và phát triển cơ sở hạ tầng năng lượng trên khắp đất nước nhằm tăng sản lượng dầu thô lên 3,95 triệu thùng/ngày, từ mức gần 2,4 triệu thùng/ngày ghi nhận trong tháng 10/2021. Hồi những năm 1970, sản lượng dầu thô của Iran từng đạt 5 triệu thùng/ngày. Nếu các lệnh trừng phạt được gỡ bỏ, xuất khẩu dầu thô của Iran sẽ tăng thêm 700.000 thùng/ngày bắt đầu từ tháng 3/2022.
Bên cạnh các nỗ lực tăng công suất sản xuất dầu thô, NIOC cũng có kế hoạch nâng công suất sản xuất khí đốt tự nhiên của Iran lên 1,5 tỷ m3/ngày trong vòng 8 năm tới, với điều kiện lĩnh vực này cũng phải được rót các nguồn vốn cần thiết. Để thực hiện kế hoạch đó, NIOC sẽ phải nỗ lực làm nhiều việc, trong đó có việc hoàn thành dự án South Pars giai đoạn 11 và phát triển các mỏ khí
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận