Thái độ sống khôn ngoan nhất: Biết đủ là người giàu, hậu đạo là người tốt, bình thản là cao nhân
Ở đời không cần phải ngước lên nhìn người khác, càng đừng tự coi thường bản thân, thứ phù hợp với mình mới là tốt nhất. Người xưa thường nói: Biết đủ là người giàu, hậu đạo là người tốt, bình thản là cao nhân. Đây cũng là một thái độ sống vô cùng tích cực.
1. Biết đủ là người giàu
Con người sống với quá nhiều ham muốn và tham lam chưa chắc đã là điều tốt, người biết bằng lòng và hạnh phúc, ngược lại sẽ sống một cuộc sống giàu có và hạnh phúc hơn.
Có một ngư dân sống ở một thị trấn nhỏ ven biển, để khỏi phải làm nhiều, chiếc lưới đánh cá mà anh ta dệt chỉ to bằng cái bàn, dù ra biển đánh cá hàng ngày, nhưng anh luôn không bắt được gì.
Người hàng xóm nói với anh rằng lưới đánh cá phải lớn hơn thì mới bắt được nhiều cá, vì vậy anh đã làm lưới đánh cá có cùng kích cỡ với lưới của người hàng xóm, và anh quả thực đã bắt được rất nhiều cá.
Anh bắt đầu đổi ý, nếu đan lưới đánh cá lớn hơn, vậy có phải sẽ còn có thể bắt được nhiều cá hơn không? Cứ như vậy, anh đóng cửa và dành nhiều ngày để làm ra một trong những chiếc lưới đánh cá lớn nhất từ trước đến nay.
Lưới được thả xuống biển, dù đánh được rất nhiều cá nhưng vì lưới quá to và nặng, anh không kéo lên được, cá vùng vẫy dữ dội khiến thuyền của người ngư dân cũng bị lật úp. Lúc này anh mới hiểu: Cái gì cũng cần có giới hạn, lưới không phải cứ càng lớn càng tốt, lòng tham vô độ cuối cùng sẽ chỉ phản tác dụng.
Người xưa nói tiền tài có nhiều tới mấy, ngày cũng chỉ ba bữa cơm; giường có lớn tới mấy cũng chỉ ngủ 6 tiếng.
Đời người vốn không khổ, khổ là vì ham muốn quá nhiều; tâm vốn không mệt mỏi, mệt mỏi là vì so sánh lẫn nhau. Con người ta sở dĩ phiền não không phải vì có quá ít, mà là vì muốn quá nhiều.
Người càng thông minh thì càng ít ham muốn, càng biết bằng lòng, bởi lẽ của cải có nhiều tới mấy cũng không thể bằng sự vững vàng và bình yên của nội tâm bên trong.
2. Hậu đạo là người tốt
Những người tử tế không tính toán với người khác, họ không nói xấu sau lưng người khác, họ hành động thẳng thắn, quang minh chính đại.
Những người tử tế là những người trung thực và có trách nhiệm, nhưng không ngu ngốc, biết nhưng không vạch trần, họ đối xử với mọi người một cách trung thực và họ không lừa dối.
Lòng tốt là nền tảng sống của mỗi người, từ xưa đến nay, người có lòng tốt đều sẽ được hưởng phúc.
Thành phố nọ có một người thợ khóa nổi tiếng với kỹ năng mở khóa tuyệt đỉnh, nhưng người thợ khóa đã già và muốn chọn một người thừa kế trong số hai người học việc của mình. Người thợ khóa nghĩ ra một phép thử: Ông chôn hai chiếc hộp ở một nơi cách thành phố mười dặm. Hai người học việc cần tìm những chiếc hộp và mang những thứ bên trong hộp về. Ai hoàn thành trước sẽ được thừa kế người thợ khóa.
Người học việc thứ nhất chỉ mất nửa giờ để hoàn thành nhiệm vụ, anh ta mang về nửa hộp vàng, và mọi người đều khen ngợi anh ta.
Đồ đệ thứ hai mất hơn một tiếng đồng hồ nhưng chỉ mang về được một hộp củ cải.
Nhưng người thợ khóa cuối cùng đã chọn người học việc thứ hai làm người kế nhiệm.
Thì ra hai chiếc hộp đều chứa đầy vàng, người học việc thứ nhất đã bí mật giấu đi một nửa số vàng vì tham lam.
Trên đường về, người học việc thứ hai thấy một vài người đang ăn xin, anh thấy thương nên đã chia cho họ số vàng, nhóm người ăn xin đã tặng anh một hộp củ cải để tỏ lòng biết ơn.
Tinh khôn không bằng tốt bụng, so đo không bằng thẳng thắn.
Người tử tế thường gặp may mắn, kẻ gian xảo thường sẽ phải nhận lại hậu quả bởi cái mà họ cho là thông minh.
Một người xảo quyệt lòng dạ thường hẹp hòi và tính toán, ít người muốn kết giao. Mặt khác, người tử tế, người đối xử chân thành với người kác sẽ được kính trọng, lúc khó khăn sẽ được quý nhân phù trợ, đường đời càng tiến xa, càng rộng mở. Lòng tốt là trí tuệ cảm xúc hàng đầu của con người, người tử tế, trông thì có vẻ như đang ở thế bất lợi, nhưng thực chất là đang tích phúc, càng sống càng thêm vận may.
3. Bình thản là cao nhân
Một MC nổi tiếng của Trung Quốc từng nói: "Đời người chỉ có 5% là tuyệt vời, cũng chỉ có 5% là đau khổ, 90% còn lại là bình thường; người ta thường bị 5% tuyệt vời cám dỗ, phải chịu đựng 5% đau khổ, và sống hết cuộc đời này trong 90% cái gọi là bình thường."
Đời người luôn tồn tại những bất công, bất bình, thăng trầm, khó khăn, thất bại, thay vì phàn nàn về những điều không may mắn, chi bằng bình tĩnh đối mặt với nó.
Trịnh Bản Kiều, một nhà văn nổi tiếng thời nhà Thanh, Trung Quốc, từng làm tri huyện Weixian, phủ Lai Châu, tỉnh Sơn Đông, là người nhiệt tình, thương dân như con, làm rất nhiều việc tốt cho dân.
Nhưng sau khi thực sự ra làm quan, ông phát hiện quan trường phức tạp, lòng người hẹp hòi, hoài bão cao cả khó có thể được thực hiện, vì vậy ông từ chức về quê, bán tranh kiếm sống, sống cuộc sống đơn giản, tiêu diêu tự tại.
Đối mặt với cuộc sống, quá thận trọng là tự ti, quá mưu cầu là tự hại mình, hạnh phúc chân chính và một cuộc sống có ý nghĩa đều bắt nguồn từ thái độ sống đơn giản và bình thản.
Cuộc đời chỉ có một, biết đủ là trí tuệ, hậu đạo là EQ cao, và sống một cuộc sống đơn giản, đó mới là kẻ trí.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận