24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Ly Na
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Thách thức phòng chống rửa tiền trên thị trường tiền ảo

Trong bối cảnh kỹ thuật số hóa ngày càng phát triển, các đồng tiền ảo như Bitcoin đã trở nên phổ biến trên toàn cầu, mở ra cánh cửa cho các hoạt động tài chính linh hoạt nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro.

Các nhà quản lý tài chính đang đứng trước thách thức lớn về việc giám sát hoạt động của thị trường tiền ảo, nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến an ninh và ổn định kinh tế xã hội.

Một báo cáo mới công bố của công ty phân tích tiền điện tử TRM Labs cho thấy, tổng khối lượng giao dịch tiền điện tử bất hợp pháp trên toàn thế giới đã giảm trong năm 2023, nhưng các quỹ liên quan đến tội phạm ngày càng ưa thích chuỗi khối Tron của ông trùm tiền điện tử người Trung Quốc - Justin Sun.

Vào năm 2023, chuỗi khối Tron đã lưu trữ 45% tổng khối lượng tiền điện tử bất hợp pháp, tăng từ 41% vào năm 2022. Theo báo cáo, số lượng địa chỉ blockchain có liên quan đến hoạt động tài trợ khủng bố trên Tron nhận được stablecoin Tether (USDT) đã tăng 125%. Đây là loại stablecoin được sử dụng nhiều nhất trong các hoạt động tội phạm.

“Mặc dù Bitcoin vẫn chiếm ưu thế, nhưng khối lượng giao dịch sử dụng chuỗi khối Tron tăng hơn bốn lần so với năm trước đó. Nguyên nhân khiến Tron trở nên phổ biến có thể do phí giao dịch thấp và tốc độ cao, giúp hoạt động rửa tiền rẻ và nhanh chóng hơn. Ngoài ra, sự sẵn có của các stablecoin như USDT trên chuỗi khối Tron cũng là một phần liên quan”, bà Angela Ang - Cố vấn chính sách cấp cao tại TRM Labs cho biết.

Theo SCMP đưa tin, chuỗi khối Tron (TRX) do nhà sáng lập Justin Sun ra mắt vào năm 2017 ngay trước khi Bắc Kinh cấm phát hành đồng coin lần đầu (ICO). Năm ngoái, Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Hoa Kỳ (SEC) đã công bố các cáo buộc đối với nhà sáng lập Tron và các công ty của ông, bao gồm Tron Foundation khi chào bán và bán tài sản tiền điện tử chưa đăng ký, cũng như thao túng và gian lận trên thị trường thứ cấp của TRX.

Circle - nhà điều hành stablecoin USDC lớn thứ hai thế giới chia sẻ vào tháng trước rằng, công ty sẽ ngừng hỗ trợ chuỗi khối Tron để cân nhắc các quản lý rủi ro.

TRM Labs lưu ý, nhìn chung vào năm 2023, tỷ lệ tổng số tiền bất hợp pháp trong hệ sinh thái tiền điện tử đã giảm 9% so với năm trước, với tổng khối lượng giảm 1/3. Theo công ty, việc giảm khối lượng bất hợp pháp có liên quan đến các hành động trấn áp tăng cường của nhiều Chính phủ. Đặc biệt, số lượng các tổ chức và cá nhân liên quan đến tiền điện tử đã bị chính phủ Hoa Kỳ trừng phạt vào năm ngoái ngày càng tăng.

Có thể thấy, trong bối cảnh kỹ thuật số hóa ngày càng phát triển, các đồng tiền ảo như Bitcoin đã trở nên phổ biến trên toàn cầu, mở ra cánh cửa cho các hoạt động tài chính linh hoạt nhưng cũng tiềm ẩn rủi ro. Các chuyên gia đều đồng tình quan điểm rằng, tiền ảo đã trở thành công cụ được tội phạm sử dụng để rửa tiền và tài trợ cho hoạt động khủng bố, nhờ vào khả năng giao dịch mà không cần qua trung gian truyền thống như ngân hàng hay các tổ chức tài chính. Họ có thể "biến" tiền từ các hoạt động phi pháp thành tiền có nguồn gốc hợp lệ, hoặc chuyển tiền tài trợ cho các nhóm khủng bố mà không dễ bị phát hiện.

Đồng thời, giá trị của Bitcoin và nhiều loại tiền ảo khác đã tăng vọt, khiến chúng không chỉ là phương tiện giao dịch mà còn là kênh đầu tư hấp dẫn. Điều này thu hút sự chú ý của hàng triệu nhà đầu tư toàn cầu, biến các sàn giao dịch tiền ảo thành một thị trường sôi động và đầy rủi ro. Giới chức và các nhà quản lý tài chính đang đứng trước thách thức lớn trong việc giám sát và kiểm soát hoạt động của thị trường tiền ảo, nhằm hạn chế tối đa những tác động tiêu cực đến an ninh và ổn định kinh tế xã hội.

Đối với Việt Nam, theo báo cáo từ Ủy ban Basel về phòng, chống rửa tiền, Việt Nam đang phải đối mặt với thách thức ngày càng lớn liên quan đến rủi ro rửa tiền, trong bối cảnh công nghệ số phát triển mạnh mẽ ở lĩnh vực tài chính và ngân hàng. Mức độ rủi ro rửa tiền ở Việt Nam hiện nay đang tương đối cao, đứng thứ 3 so với các nước trong khu vực với số điểm là 7,08/10.

Báo cáo nhấn mạnh sự cần thiết của việc tăng cường các biện pháp giám sát và kiểm soát, cũng như nâng cao nhận thức về vấn đề này trong cộng đồng doanh nghiệp và người dân. Ủy ban Basel đề xuất Việt Nam nên tập trung vào việc cải thiện hệ thống pháp lý, tăng cường công nghệ giám sát để có thể đối phó hiệu quả hơn với các hoạt động rửa tiền. Đồng thời, việc nâng cao nhận thức và kiến thức cho các tổ chức tài chính, doanh nghiệp và công chúng cũng được xem là yếu tố quan trọng để giảm thiểu rủi ro.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
98,796.90 +2,123 (+2.20%)
3,313.08 +35.88 (+1.09%)
1.00 +0.00 (+0.06%)
0.93 +0.15 (+18.78%)
1.44 +0.34 (+30.87%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả