menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Chứng Khoán và Đời Sống Pro

Tất tần tật về kỹ năng xem bảng giá

Chứng khoán cho người mới

Bạn muốn đầu tư chứng khoán thì cần phải có tài khoản chứng khoán để giao dịch. Giao dịch ở đây có nghĩa là mua và bán các cổ phiếu niêm yết trên cả ba sàn HOSE, HNX và Upcom. Và muốn mua bán được cổ phiếu thì bạn cần đọc hiểu bảng giá giao dịch.

Mỗi Sở Giao dịch Chứng khoán có một bảng giá riêng (đại diện cho hai sàn HOSE và HNX) và mỗi Công ty Chứng khoán cũng có một bảng giá riêng (nguồn dữ liệu được lấy từ hai Sở và Trung tâm lưu ký). Tuy nhiên, các bảng giá chỉ khác nhau chút ít về giao diện, còn về cơ bản là hoàn toàn giống nhau.

Tất tần tật về kỹ năng xem bảng giá

1. Thông tin giao dịch của mã chứng khoán.

CK (mã chứng khoán): mỗi công ty niêm yết trên sàn đều được Ủy ban Chứng khoán NN (UBCKNN) cấp cho 1 mã riêng, và thường là tên viết tắt của công ty đó. Ví dụ: CTCP Tập đoàn Hoa Sen có mã là HSG (Hoa Sen Group), CTCP Sữa Việt Nam có mã là VNM (Vinamilk)… Hiện trên mỗi sàn HOSE và HNX có tổng hơn 1000 công ty đang niêm niêm yết.
Trần: Là giá kịch trần hay mức giá cao nhất của 1 cổ phiếu trong mỗi phiên giao dịch có thể đạt được. Với sàn HOSE, giá trần là tăng 7% so với giá tham chiếu. Với sàn HNX, giá trần là tăng 10% so với giá tham chiếu ngày hôm đó. Còn với sàn UpCom giá trần là tăng 15% so với giá bình quân của phiên giao dịch liền trước. Giá trần có màu tím nên còn được gọi là giá tím.
Sàn: Là giá kịch sàn hay mức giá thấp nhất của 1 cổ phiếu trong mỗi phiên giao dịch có thể đạt được. Với sàn HOSE, giá sàn là giảm 7% so với giá tham chiếu. Với sàn HNX, giá sàn là giảm 10% so với giá tham chiếu ngày hôm đó. Còn với sàn UpCom giá sàn là giảm 15% so với giá bình quân của phiên giao dịch liền trước. Giá trần có màu xanh lơ nên còn được gọi là giá xanh lơ.
TC (tham chiếu): Là giá đóng cửa của phiên giao dịch gần nhất (Áp dụng cho hai sàn HOSE và HNX). Giá tham chiếu được lấy làm cơ sở để tính giá trần và giá sàn. Giá tham chiếu có màu vàng nên còn được gọi là giá vàng. Riêng sàn UpCom, Giá tham chiếu được tính là Giá trung bình (hay giá bình quân) của phiên giao dịch liền trước.
Bên mua (hay còn gọi là Dư mua – Chờ mua): Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ mua. Mỗi cột bao gồm Giá mua và Khối lượng (KL) mua được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên: Giá mua cao nhất ở gần cột Khớp Lệnh (Cột ở giữa) nhất (Giá 1 + KL 1) và giá mua thấp nhất ở xa cột Khớp lệnh nhất (Giá 3 + KL 3). Chúng ta có thể chọn đơn vị hiển thị giá và khối lượng theo thói quen, ví dụ: giá 1 đang là 79.8 tức là 79,800 đồng, KL 1 là 16,800 cổ phiếu.
Bên bán (hay còn gọi là Dư bán – Chờ bán): Mỗi bảng giá đều có 3 cột chờ bán (Mỗi cột bao gồm Giá bán và KL bán) được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên 1 2 3: Giá bán thấp nhất ở vị trí ưu tiên nhất (kèm KL) hay (Giá 1 + KL1) và giá bán cao nhất ở vị trí xa cột Khớp lệnh nhất (Giá 3 + KL3).
Khớp lệnh (Giá khớp, KL khớp): Khi giá 1 bên mua bằng giá 1 bên bán thì lệnh mua bán sẽ được khớp và hiển thị khối lượng vừa khớp lệnh. Hai cột bên cạnh (+/-) và (+/- %) hiển thị chênh lệch số học và tỷ lệ % của giá vừa khớp so với giá tham chiếu.
Cao: Là giá khớp ở mốc cao nhất trong phiên.
Thấp: Là giá khớp ở mốc thấp nhất trong phiên.
Tổng KL: Là tổng khối lượng cổ phiếu đã khớp lệnh tính đến thời điểm hiện tại.
NN mua: là khối lượng mua vào của nhà đầu tư nước ngoài. NN bán là khối lượng bán ra của nhà đầu tư nước ngoài. là khối lượng cổ phiếu nhà đầu tư nước ngoài có thể giao dịch.
Quy định về màu sắc: Giá xanh lá cây là giá cao giá tham chiếu nhưng không phải giá trần, giá đỏ là giá thấp hơn giá tham chiếu nhưng không phải giá sàn, giá tím là giá trần, giá xanh lơ là giá sàn, giá vàng là giá tham chiếu. Vì thế, nhà đầu tư thường yêu màu tím, thích màu xanh, không thích màu đỏ và ghét màu xanh lơ.

2. Các chỉ số chung của thị trường.

Các chỉ số chính của thị trường gồm có:

Chỉ số VNIndex: Là chỉ số phản ánh biến động giá cổ phiếu, và được tính theo phương pháp bình quân vốn hóa thị trường của tất cả các cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (sàn HOSE).

Chỉ số VN30: đặc trưng cho 30 cổ phiếu lớn nhất trên sàn HOSE.

Chỉ số HNXIndex: Là chỉ số phản ánh biến động giá cổ phiếu, và được tính theo phương pháp bình quân vốn hóa thị trường của tất cả các cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (sàn HNX).

Chỉ số HNX30: đặc trưng cho 30 cổ phiếu lớn nhất trên sàn HNX.

Chỉ số Upcom: Là chỉ số phản ánh biến động giá cổ phiếu, và được tính theo phương pháp bình quân vốn hóa thị trường của tất cả các cổ phiếu niêm yết trên sàn Upcom.

* Đọc bảng là gì?

Đọc bảng là hành động của các nhà đầu tư bỏ thời gian theo dõi các giao dịch của từng cổ phiếu và biến động của thị trường chung hàng ngày. Đa số mọi người đầu tư chứng khoán đều theo dõi bảng điện tử, những nhà đầu tư tổ chức như Jack Dreyfus, nhà đầu cơ vĩ đại Jesse Livermore là những ngươi luôn theo dõi bảng điện tử

Theo thời gian, một nhà phân tích bảng điện tử giỏi sẽ hinh thành linh cảm về thị trường và nó có thể mách bảo bạn rằng các cổ phiếu đang vận hành bình thường hay không. Tuy nhiên chỉ có rất ít người đọc bảng thực sự thành công. Nhưng nhiều ngươi khi xem bảng lại tỏ ra mình am hiểu dựa trên quan điểm cá nhân và những lời khoe khoang của họ về những cổ phiếu yêu thích của mình. “HPG sắp lên” nhìn giao dịch của nó là biết.

* Đọc bảng là việc làm theo cảm tính

Việc quá chú ý đến những biến đông giá từng giờ, từng phút của các cổ phiếu sẽ khiến bạn bị cuốn theo các giao dịch từ đấy sẽ dẫn đến những hành động theo cảm tính. Những người thành công trên thị trường chứng khoán cần phải nhìn xa trông rộng, có kỷ luật, và tự chủ hơn mọi người khác. Những ai chỉ ngồi lỳ trước tấm bảng điện tử đang mạo hiểm đưa ra nhưng quyết định theo cảm tính

* Những khối giao dịch lớn báo hiệu giao dịch của các tổ chức

Trong điều kiện thị trường bị thống trị bởi các tổ chức lớn như ngày nay, có rât nhiều khối giao dịch lớn được thực hiện mỗi ngày. Khi xem bảng điện hầu hết mọi người đều để ý đến các giao dịch có khối lượng lớn từ 200-500k cổ phiếu/lệnh và nghĩ rằng đây là giao dịch của tay to (BBs), tổ chức lớn đang mua, dòng tiền đang tập trung ở các cổ phiếu này. Nhưng đó là sai lầm của đa số nhà đầu tư nhỏ lẻ trên sàn, những thứ quá rõ ràng trên thị trường thường tiểm ẩn rủi ro trong đó. Những tay điều phối thị trường hoặc các cty môi giới lớn đôi khi lợi dụng những khối giao dịch này để “lùa” các nhà đầu tư khác vào cổ phiếu của họ để đến khi tạo được sự quan tâm cho thị trường, họ có thể bán ra.

* Phân tích khối luơng tăng giá và giảm giá

Bạn nên sử dụng đồ thị để so sánh sự biến đông giá và khối lượng giữa các phiên để có cái nhìn trực quan hơn. Một số điểm điểm cần lưu ý:

Khối lượng tăng, giá tăng là tốt

Khối luơng tăng, giá giảm cần chú ý vì đó có thể là dấu hiêu phân phối

Khối lượng tăng, giá không tăng => sắp có điều chỉnh

Khối lượng giảm, giá giảm là xấu nên bán

Khối lượng giảm, giá không giảm => tích lũy tốt nên mua

Đây là những lưu ý cơ bản và nó chỉ đúng cho hầu hêt chứ không phải tất cả các giao dịch trên thị trường

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Chứng Khoán và Đời Sống Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

9 Yêu thích
9 Bình luận 7 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả