menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Xuân Bắc Chứng Sĩ Pro

Tất Tần Tật Về Hỗ Trợ Và Kháng Cự

Hỗ trợ (Support) và Kháng cự (Resistance) là hai khái niệm cơ bản trong Phân tích Kỹ thuật (TA). Hiểu ý nghĩa của các thuật ngữ này và ứng dụng thực tế của chúng là điều cần thiết để đọc chính xác biểu đồ giá.

Tất Tần Tật Về Hỗ Trợ Và Kháng Cự

Giá di chuyển do cung và cầu. Khi cầu lớn hơn cung, giá sẽ tăng. Khi cung lớn hơn cầu, giá giảm. Đôi khi, giá sẽ đi ngang khi cả cung và cầu đều ở trạng thái cân bằng.

Giống như nhiều khái niệm trong TA, việc giải thích và cơ sở lý luận đằng nó tương đối dễ dàng, song việc áp dụng thành thạo lại chúng thường mất nhiều năm thực hành.

ĐIỂM NHẤN CHÍNH

1. Người dùng TA sử dụng các mức hỗ trợ và kháng cự để xác định các điểm giá trên biểu đồ nơi xác suất có lợi cho việc tạm dừng hoặc đảo ngược xu hướng chủ đạo hiện tại.

2. Hỗ trợ xảy ra nơi mà pha rớt giá dự kiến dừng lại do lực cầu đẩy mạnh.

3. Kháng cự xảy ra nơi mà pha tăng giá dự kiến dừng lại do lực cung gia tăng.

4. Tâm lý thị trường đóng một vai trò quan trọng khi nhà giao dịch (Traders) và nhà đầu tư (Investors) nhớ lại quá khứ và phản ứng với các điều kiện thay đổi để dự đoán những chuyển động thị trường trong tương lai.

5. Vùng Hỗ trợ và Kháng cự có thể được xác định trên biểu đồ bằng cách sử dụng Đường Xu hướng (Trendlines) và Đường Trung bình Động (MA).

Hỗ trợ (HT) là gì?

Trong xu hướng giảm (Downtrend), giá giảm do cung vượt cầu. Giá càng giảm, bên đợi mua lại càng có nhiều động cơ gom hàng giá hấp dẫn. Ở một mức độ nào đó, phe cầu, vốn đã tăng dần như vậy, sẽ tăng lên mức khớp với phe cung. Tại thời điểm này, giá sẽ ngừng giảm. Đây là HT.

Tất Tần Tật Về Hỗ Trợ Và Kháng Cự

(ND: Chú ý vùng $51.25 trở thành hỗ trợ cứng như thế nào sau 4 lần kiểm định)

HT có thể là một mức giá trên biểu đồ hoặc một vùng giá. Lúc nào cũng vậy, HT là một khu vực trên biểu đồ giá cho thấy bên mua rất sẵn lòng giải ngân. Chính ở mức này, cầu thường sẽ lấn át cung, khiến cho việc giảm giá có thể dừng lại và đảo ngược.

Tất Tần Tật Về Hỗ Trợ Và Kháng Cự

(ND: Hỗ trợ tại vùng $7 khi giá liên tục kiểm định lại vùng này)

Kháng cự (KC) là gì?

Kháng cự lại ngược lại với HT. Giá tăng lên vì cầu nhiều hơn cung. Khi giá tăng cao hơn, sẽ đến lúc lực bán ra sẽ lấn át lực mua. Điều này xảy ra vì nhiều lý do. Có thể là do các traders đã xác định rằng giá quá cao hoặc đạt giá mục tiêu (target). Đó có thể là do bên mua lưỡng lự khi bắt đầu các vị thế mới ở mức định giá cao như vậy. Nó có thể là vì bất kỳ lý do nào khác. Song một người dùng TA sẽ thấy rõ ràng trên biểu đồ giá mà tại đó cung bắt đầu áp đảo cầu. Đó là KC. Giống như HT, nó có thể là một mức hoặc một khu vực (Zone).

Tất Tần Tật Về Hỗ Trợ Và Kháng Cự

(ND: Chú ý ba lần cổ phiếu Amazon không thể vượt qua được ngưỡng $39 giai đoạn T3-T11/2006)

Khi vùng KC hay HT được xác định, các mức giá đó có thể là điểm-ra vào tiềm năng bởi vì, khi giá đạt đến điểm HT hay KC trước đó, có hai kịch bản sẽ xảy ra: nảy lại từ mức HT hoặc KC hoặc vi phạm mức giá và tiếp tục xu hướng cũ - cho đến khi chạm mức HT hoặc KC tiếp theo. […]

Tất Tần Tật Về Hỗ Trợ Và Kháng Cự

(ND: Kháng cự tại giá $15 do nhiều lần không vượt được qua vùng này)

Những điều cơ bản

HT và KC có thể được tìm thấy trong tất cả khung thời gian; hàng ngày, hàng tháng hay hàng tuần, thậm chí khung 1 phút hay 5 phút. Song khung thời gian càng dài thì mức HT hoặc KC càng quan trọng. Để xác định HT hoặc KC, bạn phải nhìn lại biểu đồ để tìm ra điểm dừng trọng yếu trong thế giá tăng hay giảm. Sau đó, hãy chờ xem liệu giá có dừng lại và / hoặc đảo ngược khi nó tiếp cận mức đó hay không. Như đã lưu ý ở trên, nhiều trader có kinh nghiệm sẽ chú ý đến các mức HT hoặc KC cũ từ đó dự đoán được phản ứng tương tự tại các mức như vậy.

Phân tích kỹ thuật không phải là một môn khoa học chính xác và đôi khi giá sẽ giảm xuống dưới mức HT hoặc đảo ngược trước khi nó đạt đến mức HT trước đó. Điều này cũng đúng với mức KC: Giá có thể đảo chiều trước khi chạm đến mức KC trước đó hoặc vượt lên trên mức đó. Trong mỗi trường hợp, cần có sự linh hoạt trong việc diễn giải biểu đồ này. Đây là lý do tại sao các mức HT và KC đôi khi được gọi là vùng (Zones).
Tất Tần Tật Về Hỗ Trợ Và Kháng Cự

(ND: Giao dịch cũng đòi hỏi tính linh hoạt cao thay vì quy luật cứng nhắc)

Đường xu hướng (Trendlines)

Các ví dụ ở trên cho thấy giá tăng cao hơn hay thấp hơn bị chặn lại liên tục bởi một mức giá nhất định. Rào cản tĩnh này là một trong những hình thức HT/ KC phổ biến nhất, song giá lại thường có xu hướng tăng hoặc giảm, vì vậy không có gì lạ khi các rào cản giá này thay đổi theo thời gian. Đây là lý do tại sao khái niệm về đường xu hướng rất quan trọng khi tìm hiểu về HT và KC.

Trong xu hướng tăng, các mức KC được hình thành khi hành động giá chậm lại và bắt đầu quay trở lại đường xu hướng. […] Ví dụ: như bạn có thể thấy từ biểu đồ cổ phiếu NEM bên dưới, đường xu hướng đóng vai trò vùng HT trong nhiều năm liền.

Tất Tần Tật Về Hỗ Trợ Và Kháng Cự

(ND: Chú ý đường xu hướng dốc lên (nét đứt) đã hỗ trợ giá cổ phiếu trong suốt 6 năm liền)

Mặt khác, trong xu hướng giảm, traders sẽ theo dõi một loạt đỉnh sau thấp hơn đỉnh trước và cố gắng kết nối các đỉnh này với nhau bằng một đường xu hướng. […] Ngoài ra, trong một xu hướng tăng, đường xu hướng được vẽ dưới giá, trong khi trong xu hướng giảm, đường xu hướng được vẽ trên giá.

Tất Tần Tật Về Hỗ Trợ Và Kháng Cự

(ND: Đường xu hướng dốc xuống đã xác nhận giai đoạn giảm giá đồng thời cũng là mốc kháng cự giai đoạn này)

Quan trọng: Không giống như các tác nhân kinh tế lý trí được mô tả bởi các mô hình tài chính, cả investors lẫn traders thường dễ cảm xúc, mắc lỗi nhận thức và sa đà vào kinh nghiệm hoặc lối tắt. Nếu ai cũng lý trí, thì các mức HT hay KC sẽ không hoạt động trong thực tế!

Con số làm tròn (Round Number)

Một đặc điểm chung khác của HT/ KC là giá có thể gặp khó khăn khi vượt ra ngoài một con số tròn, chẳng hạn như $50 hoặc $100 cho mỗi cổ phiếu.

Tất Tần Tật Về Hỗ Trợ Và Kháng Cự

(ND: Mốc 100k vừa là HT và KC cho nhiều cổ phiếu Bluechip của VN như DGC hay PNJ ví dụ này)

Đường trung bình động (MA)

Hầu hết các nhà giao dịch kỹ thuật đều kết hợp điểm mạnh của các chỉ báo kỹ thuật khác nhau, chẳng hạn như đường MA, để hỗ trợ dự đoán động lượng ngắn hạn. Trên thực tế, những người thường gặp khó khăn trong việc vẽ đường xu hướng sẽ thay thế chúng bằng đường MA. Như bạn có thể thấy từ biểu đồ bên dưới, đường MA là một đường liên tục thay đổi giúp làm mượt dữ liệu giá trong quá khứ, cho phép xác định HT và KC dễ dàng hơn. Chú ý vai trò HT của đường MA 15 ngày trong thế tăng và vai trò KC trong thế giảm. […]

Tất Tần Tật Về Hỗ Trợ Và Kháng Cự

(ND: Cần lưu ý tính luân phiên của HT-KC: Một vùng trước đó là KC thì sau khi bị phá vỡ thành ngay HT và ngược lại )

Vùng giao dịch (Trading Ranges)

Vùng giao dịch đôi khi có thể xảy ra. Đây là những khu vực mà mức HT và KC tương đối gần nhau và giá bật lên giữa hai mức trong một khoảng thời gian. Trader có kinh nghiệm đôi khi sẽ giao dịch trong các phạm vi giao dịch này, còn được gọi là xu hướng đi ngang (Sideways trends). Một chiến lược mà họ sử dụng là thực hiện lệnh bán (short) khi giá chạm vào đường xu hướng trên và mua (long) khi giá đảo chiều để chạm vào đường xu hướng dưới. Chiến lược này cực kỳ nguy hiểm và tốt hơn hết là bạn nên chờ xem giá sẽ thoát ra khỏi phạm vi theo hướng nào và sau đó đặt các giao dịch của bạn theo hướng đó.

Tất Tần Tật Về Hỗ Trợ Và Kháng Cự

(ND: Vùng Sideway kéo dài nhiều tháng sau cú điều chỉnh mạnh)

Các chỉ báo khác

Nhiều chỉ báo TA đã được phát triển và vẫn đang được phát triển để xác định các rào cản đối với hành động giá trong tương lai. Một số chỉ báo được vẽ trên biểu đồ giá, trong khi những chỉ báo khác được vẽ trên hoặc dưới giá. Ban đầu, những chỉ số này thường có vẻ phức tạp và cần phải thực hành và trải nghiệm để học cách sử dụng chúng một cách hiệu quả. Nhưng bất kể một chỉ báo xuất hiện phức tạp như thế nào, việc sử dụng và giải thích nó thường không khác gì so với các chỉ báo khác được tạo ra thông qua các phương pháp đơn giản hơn như tính toán đường MA và vẽ đường xu hướng.

1,62
“Tỷ lệ vàng” được sử dụng trong dãy Fibonacci, cũng được quan sát nhiều lần trong tự nhiên và cấu trúc xã hội.

Ví dụ: Dãy Fibonacci Thoái lui là một công cụ yêu thích của nhiều nhà giao dịch ngắn hạn do nó xác định rõ ràng các mức HT/ KC tiềm năng. Lý do đằng sau cơ chế của chỉ báo này nằm ngoài phạm vi của bài viết này, song hãy lưu ý trong biểu đồ bên dưới cách các mức được xác định (đường chấm) là rào cản đối với hướng ngắn hạn của giá.

Tất Tần Tật Về Hỗ Trợ Và Kháng Cự

(Fibonacci Thoái lui giúp xác định mức Kháng cự chính xác)

Điểm trọng yếu

Các mức HT và KC là những khái niệm chính được các nhà phân tích kỹ thuật sử dụng và là cơ sở của nhiều loại công cụ TA. Cơ bản của HT và KC bao gồm một mức HT, có thể được coi là mức sàn và mức KC, có thể được coi là mức trần. Giá giảm và kiểm tra mức HT, mức này sẽ được giữ và giá sẽ đảo chiều tăng hoặc bị vi phạm, và giá sẽ giảm qua mức HT và có khả năng tiếp tục thấp hơn đến mức HT tiếp theo.

Việc xác định các mức HT trong tương lai có thể cải thiện đáng kể lợi nhuận của chiến lược đầu tư ngắn hạn vì nó cung cấp cho bạn dấu hiệu về vùng giá ngừng rơi. Ngược lại, biết trước một mức kháng cự có thể có lợi thế vì nó cảnh báo bạn cảnh giác giá có thể điều chỉnh khi gặp vùng này. Như đã đề cập ở trên, có một số phương pháp khác nhau để lựa chọn khi tìm cách xác định HT/ KC, nhưng bất kể phương pháp nào, cách giải thích vẫn giống nhau: Traders đang tìm kiếm một dấu hiệu cho thấy giá của một chứng khoán có thể sẽ phản ứng trong một số khi nó tiếp cận và chạm đến mức giá được công nhận.

---

Xuân Bắc Invest lược dịch từ Investopedia

Nguồn ảnh: Tổng hợp

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả