Tập đoàn Thái Lan đặt cược lớn vào điện mặt trời tại Việt Nam
Nhiều doanh nghiệp Thái Lan đang nắm bắt nhu cầu năng lượng ngày một tăng cao tại Việt Nam và tăng cường đầu tư vào ngành này.
Tập đoàn B. Grimm, một trong tập đoàn công nghiệp lâu đời nhất của Thái Lan, đã giành được một chiến thắng lớn khi bắt đầu vận hành hai nhà máy điện mặt trời lớn nhất của Đông Nam Á tại Việt Nam theo đúng kế hoạch đề ra.
Hai nhà máy đi vào hoạt động vào tháng trước và sẽ tăng tỷ trọng điện mặt trời trong danh mục đầu tư năng lượng B.Grimm lên gần 30%. Điều đó giúp doanh nghiệp này tiến gần hơn với mục tiêu của họ là tăng gấp đôi sản lượng năng lượng mà công ty này tạo ra lên 5.000 MW vào năm 2021, bất chấp mối quan ngại tại thị trường Thái Lan.
Nhà máy điện mặt trời Dầu Tiếng với công suất 420 megawatt tại tỉnh Tây Ninh và nhà máy điện mặt trời Phú Yên có công suất 257 MW, bao phủ trên diện tích 504 hectares và 300 hectares – đã biến nơi đây thành những nhà máy điện mặt trời lớn nhất của Đông Nam Á.
Theo công ty, tổng mức đầu tư cho 2 dự án vào khoảng 677 triệu USD. Chủ tịch và CEO của B. Grimms, bà Preeyanart Soontornwata, đang đặt cược vào việc nhu cầu năng lượng của Việt Nam, bao gồm năng lượng sạch, sẽ tiếp tục tăng trưởng nhảy vọt.
Bà Preeyanart chia sẻ với Nikkei Asia Review rằng: “Chúng tôi nhìn thấy nhiều cơ hội tại Việt Nam khi trưởng GDP vẫn duy trì ở mức cao và [dòng vốn đầu trực tiếp từ nước ngoài] tăng mạnh, và xu hướng này sẽ vẫn tiếp tục diễn ra trong nhiều năm tới. Nhu cầu điện tăng lên mức 130GW vào năm 2030, so với mức dưới 50GW năm ngoái”.
Cơ cấu nguồn năng lương của Việt Nam gồm 35% điện than, 35% thủy điện, 26% dầu và khí tự nhiên và 4% năng lượng tái tạo không dùng khí hydro.
Giá cổ phiếu của công ty B.Grimm tăng 27% sau thông báo rằng nhà máy điện mặt trời hoàn thành đúng tiến độ. Tâm lý nhà đầu tư tiếp tục phấn khích với "dự báo rằng thu nhập cốt lõi sẽ đạt mức kỷ lục trong quý 3/2019 được thúc đẩy bởi sự đóng góp đầy đủ từ các dự án năng lượng mặt trời tại Việt Nam.”
Công ty cổ phần chứng khoán Bualuang dự báo rằng tổng doanh thu của B. Grimm Power đạt 44,6 tỷ baht (1,46 tỷ USD) vào năm 2019, và lợi nhuận ròng là 9,2 tỷ baht. B. Grimm Power hiện chiếm khoảng 80% lợi nhuận của B. Grimm Group.
Viễn cảnh tươi sáng của B.Grimm bị ảnh hưởng phần nào khi vào ngày 4/7 vừa qua những thanh tra viên của Thái Lan cho rằng phần đóng góp của chính phủ trong tổng sản lượng năng lượng quốc gia phải được tăng lên 51% trong kế hoạch 20 năm tới, gây nghi ngại cho nhiều nhà máy mà công ty đã lên kế hoạch.
“Cho nên các bạn cũng đã hiểu vì sao mà chúng tôi phải đa dạng hóa hoạt động của mình sang các nước khác”, bà Preeyanart chia sẻ về bức tranh không ổn định về thị trường năng lượng Thái Lan.
Hai cơ sở năng lượng tại Việt Nam được xây dựng trong 6 tháng, nhờ 2 nhà thầu năng lượng mặt trời lớn nhất Trung quốc là Energy China cho dự án Phú Yên và Power China cho dự án Dầu Tiếng.
Công ty đã ký 1 thỏa thuận công – tư cho các dự án trên với Tập đoàn Điện lực Việt Nam bao gồm một sự đảm bảo từ nhà phân phối điện rằng họ sẽ cung cấp các đường truyền kết nối 2 dự án vào lưới điện quốc gia.
Hai nhà máy điện mới cũng hưởng lợi khi nằm gần 2 nhà máy thủy điện đã có kết nối sẵn vào lưới điện quốc gia, bảo đảm đường truyền tải tới lưới điện là 1 yếu tố quan trọng của 1 nhà máy điện tái tạo tại Việt Nam.
Lý giải về việc tại sao mà B.Bim có thể hoàn thành hai nhà máy nhanh chóng, bà Preeyanart cho biết: “Chúng tôi có thể xây nhà máy điện mặt trời nhanh như vậy tại Việt Nam là vì có sự hỗ trợ tài chính của Power China và Energy China, nếu không kế hoạch có thể đã đổ bể”.
Ngoài ra, hai tập đoàn Trung Quốc này đồng ý hoãn tất cả các khoản thanh toán cho việc mua các tấm pin Tier 1 và các dụng cụ trong thời hạn 1,5 năm từ lúc việc xây dựng tiến hành. Bà Preeyanart cũng nói thêm: “Cho nên trong vòng 1 năm còn lại tính từ bây giờ chúng tôi phải trả cho họ từ nguồn thu của dự án”.
Ngoài ra, B.Grimm Power cũng có một tổ chức hùng mạnh khác chống lưng cho các dự án năng lượng tái tạo của công ty, đó là Ngân hàng Phát triển châu Á, khi tổ chức này đã trở thành cổ đông của công ty sau khi nó IPO vào năm 2017. ADB cũng đã bảo lãnh cho đợt phát hành trái phiếu xanh trị giá 5 tỷ Baht của B.Grimm.
Bất chấp những rủi ro về nguồn tài chính, B.Grimm vẫn đặt cược vào năng lượng tái tạo bao gồm năng lượng gió và năng lượng mặt trời trong dài hạn. Bà Preeyanart cũng khẳng định: “Năng lượng tái tạo là tương lai của cả thế giới, không chỉ riêng của B.Grimm.”
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận