Tăng trưởng đạt 1,81%, nỗi lo còn đó
Theo báo Thanh Tra, 6 tháng đầu năm 2020, tăng trưởng đạt 1,81%; trong đó khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 1,19%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 2,98%; khu vực dịch vụ tăng 0,57%. Động lực chính cho tăng trưởng kinh tế 6 tháng đầu năm là công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 4,96%) và các ngành dịch vụ thị trường (bán buôn và bán lẻ tăng 4,3%; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,78%).
CPI tăng 4,19% cao nhất trong giai đoạn 2016-2020. “Lạm phát cơ bản bình quân 6 tháng tăng 2,81% so với bình quân cùng kỳ năm 2019”, theo Tổng cục Thống kê. Tính chung 6 tháng đầu năm, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,4 tỷ USD, giảm 2,1% so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất khẩu giảm 1,1%; nhập khẩu giảm 3%. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm xuất siêu ước tính đạt 4 tỷ USD.
Như vậy, ngoài những yếu tố tích cực giữa bối cảnh ảm đạm chung của thế giới, thì những thông số trên cho chúng ta thấy điều gì?
Thứ nhất, ngành chế biến-chế tạo phục vụ xuất khẩu phần lớn thuộc về các doanh nghiệp FDI, hiện đóng góp nhiều vào tăng trưởng GDP. Nền kinh tế vẫn chủ yếu phụ thuộc vào ngước ngoài; xuất khẩu và FDI.
Thứ hai, ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,78%, là mức tăng trường ấn tượng. Tuy nhiên, nói một cách chung chung thì khó có thể nhìn thấy rõ nguy-cơ. Cụ thể là, và giả dụ như một phân khúc của ngành tài chính - tín dụng tiêu dùng (tài chính tiêu dùng) có đóng góp đến tăng trưởng GDP. Nhiều doanh nghiệp tài chính tiêu dùng đều có mức tăng trưởng ấn tượng trong thời gian qua. Đơn cử FE Credit tiếp tục tăng trưởng về cả dư nợ lẫn số lượng khách hàng mới. Tính đến cuối tháng 3/2020, dư nợ cho vay của Công ty đạt gần 61.600 tỷ đồng, tăng 16% so với quý I/2019; lợi nhuận trước thuế đạt 918 tỷ đồng, tăng 20% so với quý I/2019. HD SAISON cho biết, dư nợ 3 tháng đầu năm 2020 của Công ty tăng 4,9%, cao hơn kế hoạch đề ra. Bóc tách báo cáo tài chính riêng lẻ và hợp nhất của MBBank cho thấy, dư nợ cho vay tiêu dùng của Mcredit tính đến cuối quý I/2020 là trên 10.000 tỷ đồng, tăng mạnh so với dư nợ gần 9.000 tỷ đồng cuối năm ngoái [*].
Như vậy, tăng trưởng thị trường nợ (tài chính tiêu dùng) là có thể đóng góp vào tăng trưởng GDP ngắn hạn nhưng cũng tạo ra một số hệ luỵ xã hội. Nợ hộ gia đình và nợ tiêu dùng tăng cho thấy thu nhập trung vị giảm vẫn có thể đóng góp vào tăng trưởng GDP. Với đặc tính văn hoá của người Việt vốn ngại vay nợ tiêu dùng thì, họ chỉ tăng vay nợ khi thiếu hụt chi tiêu. Và như vậy, mất thu nhập là cơ hội tăng trưởng của tín dụng tiêu dùng.
Cuối cùng là lạm phát. Chỉ số CPI tăng 4,19% cao nhất trong giai đoạn 2016-2020. Ở đây có một ý là, khi lạm phát tăng trong khi sản lượng không đổi thì vẫn có thể tăng GDP danh nghĩa.
Như vậy, tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm 2020 được cấu thành chính, bởi: 1) Lạm phát + 2) Tăng trưởng nợ tiêu dùng + 3) Xuất khẩu thuộc khối FDI.
Xuất siêu thì lúc nào cũng tốt, cái chính là ít hay nhiều và có bền vững hay không. Để có được sự bền vững này đòi hỏi phải đảm bảo các yếu tố về tăng trưởng tiêu dùng và đầu tư trong nước; tăng trưởng nội sinh; cải thiện năng suất tổng và nền kinh tế phải tăng trưởng theo chiều sâu”.
Những rắc rối vĩ mô thường sẽ phát sinh trong dài hạn…
[*] Báo Đầu Tư
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận