Tăng trưởng bao trùm: Phát triển thị trường vốn ra sao
Tăng trưởng bao trùm, phát triển thị trường vốn nhằm giảm gánh nặng tín dụng ngành ngân hàng, thêm nguồn tín dụng tới khối DNVVV.
Các ngân hàng lớn có xu hướng thích phục vụ doanh nghiệp lớn hơn; một nền kinh tế chủ yếu là những doanh nghiệp siêu nhỏ thì quốc gia ấy sẽ không bao giờ trở nên hùng cường được.
Hoạt động tài chính giúp huy động và phân bổ vốn. Thị trường vốn và ngân hàng cho phép các doanh nhân có ý tưởng và dự án đầu tư thu hút vốn từ những người tiết kiệm. Không có thị trường vốn và ngân hàng, tích luỹ tư bản sẽ bị giới hạn trong qui mô tài sản riêng của các cá nhân doanh nhân hoặc phải phụ thuộc vào nhà nước. Trong di đó, thị trường nợ, thị trường cổ phiếu có thể đóng vai trò quan trọng trong việc thay đổi khả năng thanh khoản và chuyển đổi kỳ hạn, nhằm giảm thiểu gánh nặng tín dụng ngân hàng, giúp thị trường vốn phát triển bền vững hơn.
Theo Thời báo Kinh tế Sài Gòn, nợ của doanh nghiệp Việt Nam đã lên đến 392% GDP (số liệu năm 2017), chủ yếu là nợ tín dụng ngân hàng. Như vậy, nhu cầu mở cửa thị trường vốn nhiều hơn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, cũng như giảm tải áp lực nguồn vốn lên ngành ngân hàng là rất cần kíp.
Nền kinh tế đang vay mượn hơn 8 triệu tỷ đồng từ các ngân hàng. Một nền kinh tế tăng trưởng dựa vào tín dụng ngân hàng (Bank-based economy) sẽ luôn tạo ra những hậu quả tín dụng xấu. Đó là hệ quả của chính sách phát triển thị trường tài chính chưa đủ tự do, thiếu cân đối. Biểu hiện của một nền kinh tế thị trường hoàn thiện tới đâu là dựa vào mức độ phát triển của thị trường tài chính. Một nền kinh tế quá dựa vào vốn ngân hàng - nơi có thể đẻ ra những nhóm lợi ích tìm kiếm đặc lợi sẽ không chỉ tạo ra sự bất bình đẳng trong việc tiếp cận nguồn vốn trong xã hội mà còn có nguy cơ gây sụp đổ nền tài chính quốc gia.
Cách để chuyển đổi sang mô hình tăng trưởng ít phụ thuộc vào tín dụng hơn để xử lý các vấn đề dư nợ cao là phải tự do hoá được thị trường vốn, hoàn thiện và thúc đẩy phát triển thị trường chứng khoán, vốn cổ phần. Và quan trọng là phải đảm bảo được mức tiền lương tăng nhanh hơn GDP danh nghĩa (bài trước đề cập), và điều này chỉ có thể tự xảy ra khi thị trưởng lao động thu hẹp lại do lực lượng lao động giảm (già hoá dân số), nếu không có chính sách vĩ mô “cưỡng bức” khác. Giảm tiết kiệm hộ gia đình để tăng tiêu dùng cũng sẽ là giải pháp và sẽ chỉ xảy ra khi chính phủ đảm bảo được một chính sách an sinh xã hội, y tế và giáo dục tốt hơn cho người dân, khi ấy người dân sẽ tự điều chỉnh giảm tiết kiệm để phòng thân như thói quen cố hữu.
Vì vậy, để chuẩn bị cho chiến lược tăng trưởng mới, tự do hoá thị trường tài chính, thúc đẩy tăng trưởng thị trường vốn cổ phần, vốn dài hạn là cần thiết. Tăng trưởng cần tiền và tự do hoá dòng vốn toàn cầu cho những nước nghèo nhiều cơ hội tận dụng dòng vốn quốc tế cho việc tăng trưởng. Nhưng mở cửa thị trường tài chính cũng có rủi ro mất ổn định chính trị, kinh tế: Một thị trường non trẻ với nhiều tài sản tiềm năng rất dễ bị lũng đoạn từ bên trong và thao túng từ bên ngoài. Nhu vậy, nó đòi hỏi năng lực quản lý nhà nước phải được nâng cao, luật lệ phải được quản lý chặt chẽ, hiệu quả trong lĩnh vực tài chính và đầu tư gián tiếp, tài khoán vốn tự do. Bất ổn tài chính luôn là nguồn cơn gây ra khủng hoảng kinh tế ở các thị trường tự do.
Start up công nghệ cần vốn đầu tư mạo hiểm, tín dụng ngân hàng không thể tài trợ cho các dự án đầy rủi ro này. Đổi mới công nghệ có thể tăng nhu cầu nhập khẩu vốn, dư nợ nước ngoài vì thế sẽ tăng cao. Để gia tăng an toàn tài chính quốc gia và tăng trưởng kinh tế, nợ nội địa sẽ được ưu tiên, các thị trường trái phiếu sẽ phát triển. Tác động tích cực của việc này là làm cho hiệu quả quản trị của chính phủ, doanh nghiệp trở nên minh bạch và chuyên nghiệp hơn, cũng nhu đi kèm với thách thức trong việc đảm bảo giá trị của tiền đồng trước lạm phát, bởi mấu chốt gây ra bởi đồng nội tệ có giá trị giảm dần là việc nó khiến người dân nản lòng tiết kiệm cho tương lai và đầu tư vào các giấy tờ có giá, thay vì BĐS, vàng và các loại tài sản khác…
Trong số hơn 95% số DNTN Việt Nam hiện nay thì có hơn 2/3 là doanh nghiệp siêu nhỏ, trong đó đa phần là chưa đủ khả năng huy động vốn xã hội như phát hành trái phiếu và chứng khoán hoá. Vậy, lẽ ra hệ thống ngân hàng phải phải được thiết kế thêm ngân hàng nhỏ (aka ngân hàng địa phương) để phục vụ SME, cấp tín dụng doanh nghiệp cho SME địa phương mới hợp nhu cầu phát triển chung - bao trùm. Do là ngân hàng nhỏ nên tính thấu hiểu doanh nghiệp địa phương sẽ cao và như vậy sản phẩm sẽ linh hoạt hiệu quả hơn, thay vì gom lại thành lớn, thì ngân hàng lớn họ sẽ ưu tiên phục vụ DN lớn hơn, SME như vậy sẽ càng thêm khó tiếp cận vốn. Điều kiện và Qui định để trở thành một ngân hàng lớn phải trở nên khắt khe và có tính quốc tế hơn.
DNTN chiếm đến hơn 95% số lượng doanh nghiệp trong nước, tạo ra hơn 45 triệu việc làm tương đương 83% tổng số việc làm, đóng góp hơn 45% GDP. Trong đó có tới 2/3 là doanh nghiệp siêu nhỏ có vốn dưới 10 tỉ VND và có số lượng nhân viên dưới 10 người…
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận