24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyễn Minh Đức Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Tăng giá hàng hoá khi dịch bệnh: kinh tế thị trường hay đạo đức kinh doanh

Đây là một câu hỏi muôn thủa của đạo đức và kinh tế học. Và mình rất tò mò không biết mọi người lên án hay đồng thuận với hành động này?

Các nhà thuốc nâng giá khẩu trang thì còn tranh luận về mặt đạo đức và pháp lý. Nhưng hành động đồng loạt không bán thì không còn gì có thể biện minh. Vừa trái đạo đức, vừa vi phạm pháp luật vì đã có thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Hành vi này có thể bị xử lý 10% tổng doanh thu năm 2019 hoặc xử lý hình sự.

Đây là một câu hỏi muôn thủa của đạo đức và kinh tế học. Và mình rất tò mò không biết mọi người lên án hay đồng thuận với hành động này?

Một mặt, nó tước đi cơ hội tiếp cận hàng hoá thiết yếu của khá nhiều người do họ không có đủ tiền. Đây là một hành vi rất vô đạo đức vì người bán chạy theo đồng tiền mà không đếm xỉa gì đến tính mạng, sức khoẻ của người khác.

Nhưng ở góc độ ngược lại, việc tăng giá sẽ giúp tăng nguồn cung. Người bán lẻ sẽ muốn bán nhiều hơn vì lãi lớn. Người vận chuyển cũng sẽ chở nhiều hơn vì có thể đòi được tiền cước cao hơn. Doanh nghiệp sẽ cho máy móc chạy hết công suất để sản xuất nhiều hơn. Công nhân được trả lương cao hơn khi tăng ca. Nhà đầu tư nhìn thấy cơ hội sẽ đầu tư nhiều hơn để mong kiếm lời khi có thảm hoạ tiếp theo.

Cách mà người dân lựa chọn đúng sai ở đây sẽ ảnh hưởng đến cách mà dư luận lên án hay đồng thuận, cách mà chính quyền xử phạt hay chấp nhận hành vi này, và cuối cùng là ảnh hưởng đến cách mà xã hội phát triển.

Câu chuyện giá khẩu trang khi dịch bệnh đã động đến những nguyên tắc triết học cốt lõi của đạo đức và công lý. Do đó, nó không có đúng sai, nó chỉ có quan điểm và niềm tin. Đúng như Michael Sandel đã viết trong Justice Right Things to Do. Tranh luận vấn đề này không khác gì tranh luận giữa khoa học và tôn giáo. Mỗi người chọn cho mình một niềm tin và chúng ta tôn trọng niềm tin của người khác.

Nhưng vấn đề trở nên phức tạp khi chúng ta lôi nhà nước và pháp luật vào. Mà nhà nước và pháp luật được quyết định dựa trên đa số (đa số toàn dân, đa số tinh hoa hay đa số kẻ thống trị thì tuỳ từng nhà nước). Như vậy, điều mà mình quan tâm ở Việt Nam hiện nay là quan sát quan điểm của người dân, của báo chí, của quan chức về vấn đề này.

Theo quan sát của mình, có vẻ như, các quan điểm phản đối tăng giá vẫn lấn át. Dù khá nhiều người tranh luận bắt đầu bằng câu: "Tôi ủng hộ kinh tế thị trường, nhưng..."

Năm 2014, VCCI có làm một khảo sát diện rộng về quan điểm của người dân về nhà nước và thị trường (CAMS 2014). Qua khảo sát đó, mình rút ra một kết luận: Trên tổng thể, người dân Việt Nam về cơ bản là ủng hộ kinh tế thị trường. Nhưng không phải vì họ hiểu kinh tế thị trường là gì, mà vì họ quá chán ngán kế hoạch hoá tập trung, bao cấp. Khi đi sâu vào từng vấn đề cụ thể như quản lý giá, cung cấp dịch vụ công... thì nhiều ý kiến lại quay ra ủng hộ sự can thiệp của Nhà nước.

Sau 5 năm kể từ cuộc khảo sát, có vẻ như tương quan giữa hai luồng quan điểm vẫn chưa có gì thay đổi nhiều.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Nguyễn Minh Đức Vip

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả