Tăng giá cũng không có lợi: Chuyên gia cảnh báo hậu quả khôn lường của việc đồng Ruble nhảy vọt
Bất chấp việc đồng ruble của Nga đã được phục hồi sau những biện pháp mạnh mẽ của chính phủ nước này, chuyên gia cảnh báo nếu cứ "thả trôi" cho đồng rúp tăng mạnh thì nền kinh tế Nga sẽ đối mặt với "căn bệnh Hà Lan".
Theo RBC, Tiến sĩ Denis Domashchenko nhận định việc đồng ruble cao cộng với giá dầu tăng có thể kiềm chế lạm phát ở Nga trong ngắn hạn, nhưng giá tiêu dùng cũng có thể bị đẩy nhanh trong dài hạn.
Ông cảnh báo, khi ngành năng lượng chiếm khoản doanh thu áp đảo so với phần còn lại cùng với đồng tiền quốc gia quá mạnh có thể dẫn tới cái gọi là "căn bệnh Hà Lan". Đây là thuật ngữ chỉ quan hệ nhân quả giữa sự gia tăng phát triển kinh tế của một lĩnh vực cụ thể và sự suy giảm trong các lĩnh vực khác.
Căn bệnh Hà Lan có thể dẫn đến những hậu quả tiêu cực phát sinh từ việc giá trị đồng tiền của một quốc gia tăng đột biến do tốc độ tăng trưởng nhanh chóng về xuất khẩu hàng hóa của riêng một ngành, thường là nhiên liệu hóa thạch, trong khi những ngành khác không có tốc độ tăng trưởng tương ứng. Lúc đầu, dòng ngoại tệ đổ vào làm giảm lạm phát trong nước, nhưng đồng thời, nó làm chậm sự phát triển của các ngành khác và cản trở tăng trưởng kinh tế, dẫn đến tăng giá các mặt hàng còn lại. Điều này ảnh hưởng lớn tới sự phát triển kinh tế.
Theo ông Domashchenko, nếu đồng Ruble quá mạnh và doanh thu năng lượng cao, điều này sẽ gây rủi ro cho sự phát triển của kinh tế Nga trong dài hạn. Cụ thể, tỷ giá hối đoái cao có thể gây ra tình trạng tồn đọng các lĩnh vực công nghệ cao của nền kinh tế và dẫn đến việc tăng giá chậm.
Chuyên gia này cho rằng việc thiết lập một tỷ giá hối đoái cố định bằng đồng rúp thay vì thả nổi đã hoạt động ở Nga từ năm 2014 là rất quan trọng, vì sẽ giúp tạo ra sự cân bằng giữa điều tiết lạm phát và tăng trưởng kinh tế.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận