Tản mạn về đầu tư chứng khoán
Thị trường trải qua 1 đợt sụt giảm mạnh phản ánh kinh tế suy thoái, mặc dù mất mát rất lớn đối với anh em nhà đầu tư F0, nhưng đổi lại nó phơi bày bản chất thật sự của đầu tư, cho mọi người cái nhìn toàn diện hơn về thị trường, hiểu rõ bản thân mình là ai? Ở vị trí nào trong thị trường? Làm gì để tồn tại và kiếm tiền được trong kênh này.
- Chứng khoán cũng chỉ là 1 kênh đầu tư trong nền kinh tế thị trường nên bản chất quan trọng nhất của chứng khoán đó là tính CHU KỲ. Cổ phiếu đại diện cho doanh nghiệp trong nền kinh tế, khi nền kinh tế trong tương lai đi xuống thì chứng khoán cũng đi xuống ở hiện tại. Vì thị trường chứng khoán có tính thanh khoản mạnh nên giá cả sẽ rất nhạy với những yếu tố ảnh hưởng ở tương lai, không phải khi mọi thứ đã rõ ràng thì giá cổ phiếu mới tăng, đó là 1 sai lầm làm bạn ra đảo mãi không về bờ.
- Đừng nhìn hiện tại làm gì, vì con số ở hiện tại chỉ là kết quả của quá khứ thôi, nên nhớ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2021 là kết quả của 12 tháng trước đó. Còn bạn mua cổ phiếu, năm giữ cổ phiếu, kỳ vọng giá lên xuống phụ thuộc vào kết quả của 12 tháng kinh doanh sắp tới, thậm chí xa hơn nữa..... Cứ mãi nhìn những tốt đẹp của hiện tại, nào là đầu tư công, kích thích kinh tế mạnh mẽ , lợi nhuận tăng xxx lần mà không nhìn thấy cơn bão sắp tới làm anh em không có sự chuẩn bị, ôm cổ phiếu qua giông bão để rồi sức tàn lực kiệt, buông tay khi bão tan, cắt ngay đáy?
Những điều tốt đẹp ở hiện tại đó là kết quả của 1 thời kỳ lãi suất siêu thấp, giá xăng 13-14k, kinh tế phục hồi mạnh mẽ sau khi ngủ yên gần nữa năm....còn ở thời điểm tương lai doanh nghiệp, nền kinh tế có còn thuận lợi nữa hay không? Giá xăng 33k, và chưa dừng, lãi suất huy động đã tăng, và sắp tới lãi suất cho vay sẽ tăng, lạm phát tăng đẩy chi phí đầu vào tăng, tăng lương công nhân...chi phí tăng điên cuồng, trong khi đó người dần gồng mình chống cơn bão lạm phát, chi tiêu căn bản hơn, mua ít hàng hoá hơn với giá cao hơn, tiết kiệm cũng giảm, thậm chí rút tiền tiết kiệm để sinh tồn qua bão lạm phát thì thử hỏi cầu giảm không? Tổng cầu nền kinh tế giảm trong khi chi phí doanh nghiệp tăng phi mã thì lợi nhuận còn lại gì sau cơn bão đây? Đó là bức tranh của 1 năm tới. Khi thấy được điều đó thì tay to, cá mập, cá lau kiếng thi nhau chốt lời ầm ầm đẩy giá cổ phiếu giảm sập sàn....
- Cổ phiếu tốt là cổ phiếu như thế nào? Không giảm khi thị trường giảm hay là cổ phiếu của 1 doanh nghiệp làm ăn có lợi nhuận, lãnh đạo có tâm, có tầm? Khái niệm này phải rõ ràng. Mình thấy rất nhiều anh em cứ "gian gian díu díu mập mờ" cái khái niệm này thì phải. Anh em dựa vào nội tại để xác định giá cả cổ phiếu trên thị trường...điều đó đúng nhưng chưa đủ, đặc biệt không chính xác trong ngắn hạn.
Trong thị trường luôn tồn tại song song 2 giá ở bất kỳ cổ phiếu nào. Đó là giá trị doanh nghiệp và giá cổ phiếu, giá cổ phiếu bị chi phối chủ yếu bởi cung cầu trên thị trường, còn giá trị doanh nghiệp phản ánh nội tại doanh nghiệp đó. Giá trị ít biến động, là 1 đường thẳng có xu hướng, còn giá cả lại là một đường hình SIN thần thánh giao động quanh giá trị. Vì sao lại là đường sóng SIN anh chị biết không?
Chính vì tâm lý con người tạo thành hình SIN, đỉnh sóng SIN được tạo bởi sự hưng phấn và đáy tạo bởi sự hoảng loạn. Đến khi đã hưng phấn, sung sướng lên rồi thì bắt đầu chìm đắm vào những ảo như ROS lên 50, FLC lên 100, DIG lên 1 triệu, và hàng loạt siêu cổ phiếu khác sẽ đưa ta lên đỉnh Olympia nữa, vâng, đúng là đưa ta lên đỉnh, và sau đó đẩy xuống. Những kỳ vọng bị cảm xúc chi phối làm bõ qua giá trị đẩy giá thị trường vụt lên giá trị, nhưng tiền chứ có phải cổ phiếu đâu mà cứ hết là in? Đến khi ai cũng mua cổ phiếu và hết tiền mua rồi ngồi nhìn nhau xem cổ phiếu rơi, an ủi, động viên nhau, rồi cùng nhau trút giận lên đầu chim lợn, ném vỡ mồm đứa hô cổ phiếu mình sập....thực ra không có 1 ông môi giới hay ndt cá nhân nào có cái mồm thần thánh tới nổi hô cái là sập hay là tăng đâu, tất cả là do tiền thôi, tiền không vào thì sập là chuyện đương nhiên.
Ngay cả một cổ phiếu tốt, 1 doanh nghiệp có nội tại cực tốt như HPG, VNM, VCB, PTB, VHM, VIC...thì cũng sẽ bị đám đông hưng phấn đẩy giá lên trời hay bán tống bán tháo xuống đáy thôi. Khi con người đã bị cảm xúc chi phối thì hầu như sẽ hành động theo những ảo tưởng của mình chứ không còn lý trí để tự hỏi, đáy ở đâu? Đỉnh ở đâu? Nên dù 1 ông có học CFA, hay MBA khi kinh nghiệm đầy bụng gì gì, thậm chí là chủ doanh nghiệp, phân tích tình hình, định giá chính xác giá trị doanh nghiệp ở đâu và mua vào thì vẫn lỗ như thường, vì cái đang bám vào là giá trị, còn giá cổ phiếu được quyết định bởi cung cầu của đám đông tâm lý ngoài kia, bạn xác định đúng giá trị thì kệ bạn, người ta chán người ta bán thì sao? Ko được à?
- Đa dạng hoá là thứ cực kỳ quan trọng trong đầu tư, đây là thứ mấy trường dạy kinh doanh, sách vỡ, thầy bà, chuyên gia đã nói đi nói lại hàng ngàn năm nay nhưng hiếm ai làm nên tỉ lệ sống sót trong chứng khoán cực thấp. Đa số ai cũng mang tâm thế vác tiền đi đánh chứng để lấy tiền thiên hạ về nhà, nghĩ việc cơ quan ngồi nhà đánh chứng cho nó an nhàn. Ngày coi bảng điện tối đi nhậu thì còn gì bằng, nên khi mang tâm thế đó vào cũng đồng thời mang theo lòng tham cực lớn mà ko nhận ra, khi thấy được "cơ hội" là all in vì từ chối "món quà của thượng đế" thì làm sao dám nhìn mặt vợ con, cha mẹ, họ hàng tổ tông của mình đây???? Vì vậy khi quyết tâm làm giàu thì chỉ còn cái "nịt" sau downtrend... Đa dạng hoá không phải đơn giản là đa dạng hoá kiểu thay vì chỉ mua FLC thì mua FLC, ROS, HAI, KLF, ITA, ART...hoặc thay vì mua chỉ HPG thì mua thêm HSG, NKG, SMC....Đó là đa dạng hoá kiểu "dân chơi nữa mùa" vì không đủ lực chơi hết mùa....hãy nhìn quỹ đầu tư.
Danh mục gồm nhiều cổ phiếu của nhiều ngành và có cả trái phiếu, tiền mặt......đa dạng hoá danh mục cổ phiếu chỉ tránh được rủi ro doanh nghiệp chứ ko tránh được rủi ro thị trường, ngành....nắm 1 đống cổ phiếu thép, lỡ anh Vũ hay anh Long làm dự án gì đó quá tay mà phá sản thì chỉ chết 1 doanh nghiệp, còn giá bán + nhu cầu toàn ngành sụt giảm thì mấy anh trong ngành đều sấp mặt hết, anh nào mạnh thì gãy chi, nặng thì bại liệt, tệ hơn là băng hà phá sản, nếu đa dạng cùng ngành thì cũng đi viện cả danh mục.
Còn đa dạng mà ôm toàn cổ phiếu thì cũng dễ đi viện, vì cung cầu thị trường, trong danh mục của họ có nhiều cổ phiếu, họ có thể bán những cổ phiếu chưa lỗ để giảm rủi ro vì thấy mấy dòng khác sập rồi, chẳng biết khi nào tới cổ mình đang nắm, tâm lý tạo hành vi, nghĩ sao làm vậy, nhanh tay ấn bán thì cung dâng cao, trong khi cầu đang ngập ngừng thì cổ đó sẽ sập,nếu bán trúng cổ mình đang nắm thì mình "gãy cổ"....chỉ có những loại tài sản đối lập cổ phiếu như tiền mặt, trái phiếu mới cân bằng được rủi ro danh mục, rủi ro thị trường. Đó là lý do vì sao tỉ lệ sống sót của quỹ đầu tư cao hơn nhà đầu tư cá nhân. Nhiều nhà đầu tư cá nhân thật sự rất giỏi, hiểu rõ doanh nghiệp hơn cả quỹ đầu tư, nhưng kỹ năng quản trị danh mục, quản trị cảm xúc còn quá kém. Hãy nhớ 1 cái đầu hưng phấn sẽ làm 1 con tim rỉ máu.....
- Kiên nhẫn. Kiên nhẫn. Và kiên nhẫn là yếu tố quan trọng trong đầu tư, nếu đủ thông minh để định giá cổ phiếu mà vẫn lỗ thì hãy kiên nhẫn chờ đợi đám đông "thông minh hơn", chờ đám đông nhận ra giá trị thật của doanh nghiệp, kẻ bán rẻ cổ phiếu cũng chính là kẻ mua đắt cổ phiếu vì nếu không thì họ đã không bán rẻ và mua đắt rồi, đó là lời răn trong chứng trường. Giá cả là con sóng hình SIN dao đụng quanh đường xu hướng giá trị doanh nghiệp, rồi sẽ có lúc đám đông tỉnh táo ra rồi sau đó hưng phấn để đẩy cổ phiếu "lút cán"....!
Cũng khá dài rồi, hẹn anh em ở bài tản mạn sau nhé!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận