24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Gia Trang
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Tấn công “Luồng xanh” quốc gia là hành vi có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Tùy theo tính chất, động cơ và mức độ gây thiệt hại từ cuộc tấn công ghi nhận được từ cơ quan điều tra, các đối tượng liên quan có thể bị xử lý vi phạm hành chính, thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự.

Liên quan đến cuộc tấn công website “Luồng xanh" quốc gia, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng Bộ Công an cho biết, đây là hành vi rất nghiêm trọng nhằm vào hệ thống đăng ký nhận diện mã QRcode trên “Luồng xanh”, nhất là trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp như hiện nay.

Phóng viên VOV.VN phỏng vấn luật sư Nguyễn Đức Hùng, Phó Giám đốc Công ty Luật TNHH TGS (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) để làm rõ hơn những sai phạm này.

Tấn công “Luồng xanh” quốc gia là hành vi có thể truy cứu trách nhiệm hình sự
Hệ thống cấp thẻ nhận diện phương tiện trên "luồng xanh" quốc gia bị hacker tấn công.
PV: Luật sư đánh giá như thế nào về hành vi này trước diễn biến dịch bệnh vô cùng nguy hiểm và cấp bách tại Việt Nam hiện nay?
Luật sư Nguyễn Đức Hùng: Trước tình hình dịch bệnh nguy hiểm và cấp bách, hệ thống dữ liệu “luồng xanh” đặc biệt quan trọng này đang đóng vai trò phục vụ nhiệm vụ chính trị cấp thiết của đất nước, cho phép các phương tiện chở hàng hóa thiết yếu ra, vào, hoặc đi qua các địa phương đang áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ. Do đó, việc các đối tượng thực hiện hành vi tấn công vào phần mềm đăng ký Giấy nhận diện phương tiện có mã QR Code (luồng xanh) gây cản trở, khó khăn trực tiếp cho công tác phòng chống dịch COVID-19 của Nhà nước hiện nay.

Hệ quả của hành vi này là việc rất nhiều xe vận chuyển hàng hóa thiết yếu như thức ăn, nước uống, đồ dùng sinh hoạt…cho các địa điểm đang có dịch bệnh hoành hành và diễn biến phức tạp không thể kịp thời chi viện, gây tình trạng khan hiếm, không đảm bảo được cuộc sống hằng ngày cũng như sức khỏe của người dân để chống lại dịch bệnh. Nguy hiểm hơn, nếu các xe này chở các thiết bị hỗ trợ dịch bệnh như máy thở, khẩu trang y tế… mà không đến kịp thời do không có giấy phép thông hành có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người.

Vì vậy, cơ quan điều tra phải sớm vào cuộc để phát hiện và xử lý các đối tượng có hành vi xâm phạm nghiêm trọng vào hệ thống an ninh quốc gia, giúp hệ thống không bị gián đoạn để công tác phòng chống dịch bệnh được diễn ra suôn sẻ.

PV: Thưa Luật sư, các hình thức xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành như thế nào?
Luật sư Nguyễn Đức Hùng: Trên phương diện pháp luật, hành vi tấn công vào hệ thống đăng ký giấy nhận diện phương tiện có mã QR Code của các chủ thể là hành vi xâm phạm nghiêm trọng vào hệ thống an ninh quốc gia. Hệ thống dữ liệu “luồng xanh” đặc biệt quan trọng này đang phục vụ nhiệm vụ chính trị cấp thiết của đất nước, cho phép các phương tiện chở hàng hóa thiết yếu ra, vào, hoặc đi qua các địa phương đang áp dụng Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.

Do đó, nếu có hành vi tấn công vào hệ thống quốc gia đặc biệt này của các đối tượng sẽ mang dấu hiệu của hành vi tấn công mạng được quy định tại Điều 19 Luật An ninh mạng năm 2018. Cụ thể là hành vi gây cản trở, rối loạn, làm tê liệt, gián đoạn, ngưng trệ hoạt động, ngăn chặn trái phép việc truyền đưa dữ liệu của mạng viễn thông, mạng Internet, mạng máy tính, hệ thống thông tin, hệ thống xử lý và điều khiển thông tin, phương tiện điện tử (điểm b, Khoản 1 Điều 19 Luật An ninh mạng năm 2018).

Tùy theo tính chất, động cơ và mức độ gây thiệt hại từ cuộc tấn công ghi nhận được từ cơ quan điều tra, các đối tượng liên quan có thể bị xử lý vi phạm hành chính, thậm chí là truy cứu trách nhiệm hình sự.

Về truy cứu trách nhiệm hình sự, hành vi tấn công mạng nhằm vào hệ thống đăng ký giấy nhận diện phương tiện có mã QR Code (luồng xanh) của Tổng cục Đường bộ Việt Nam có dấu hiệu của tội "Cản trở hoặc gây rối loạn hoạt động của mạng máy, mạng viễn thông, phương tiện điện tử" theo Điều 287 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017. Theo đó, tùy theo số tiền thu lợi bất chính hoặc gây thiệt hại mà người vi phạm có thể phải chịu mức phạt tù từ 06 tháng đến 12 năm; phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng và có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Tấn công “Luồng xanh” quốc gia là hành vi có thể truy cứu trách nhiệm hình sự
Luật Sư Nguyễn Đức Hùng – Phó giám đốc Hãng luật TGS( Đoàn Luật sư Hà Nội)
PV: Nếu việc tấn công hệ thống luồng xanh dẫn đến thiệt hại thì những đối tượng này có phải bồi thường không?
Luật sư Nguyễn Đức Hùng: Để xác định việc các đối tượng xâm nhập trái phép vào hệ thống “luồng xanh” gây thiệt hại và hậu quả như thế nào, mức bồi thường ra sao, các cơ quan điều tra cần xác định hành vi, mục đích của những hacker đã xâm nhập hệ thống nêu trên, đã gây ra hậu quả gì? Thiệt hại là bao nhiêu? Liệu thông tin và dữ liệu có bị đánh cắp, thay đổi hoặc xóa bỏ hay không? Từ đó, xác định mức bồi thường tùy theo tính chất và mức độ vụ việc.

Nếu xét thấy việc xâm nhập trên gây hậu quả nghiêm trọng đến kinh tế, tài chính, công tác phòng chống dịch Covid-19 thì những đối tượng đó hoàn toàn phải chịu xử phạt theo quy đinh của pháp luật và phải bồi thường thiệt hại với những hành vi gây ra.

PV: Để khắc phục tình trạng trên, theo Luật sư, các cơ quan chức năng cần làm gì để giao thông được thông suốt và bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19 kịp thời? Đồng thời để hạn chế tối đa những sự việc nêu trên?
Luật sư Nguyễn Đức Hùng: Để khắc phục tình trạng trên, bảo đảm việc vận chuyển hàng hoá thiết yếu, đưa đón công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp được lưu thông thông suốt, an toàn và bảo đảm công tác phòng, chống dịch COVID-19, trước hết các lực lượng chức năng cần tạo thuận lợi cho phương tiện này như:

Trong trường hợp các phương tiện vận tải hàng hoá thiết yếu, vận chuyển công nhân, chuyên gia của các doanh nghiệp đã được cấp Giấy nhận diện phương tiện (có mã QRCode) còn hiệu lực, người điều khiển phương tiện có Giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính Covid-19 còn giá trị (trong vòng 72 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm), lực lượng chức năng tại chốt kiểm soát không cần kiểm tra các phương tiện này khi lưu thông qua chốt để tránh tình trạng ùn tắc kéo dài.

Đối với các phương tiện vận chuyển hàng hóa thiết yếu, xe đưa đón công nhân, chuyên gia được lưu thông thuận lợi khi đi, đến hoặc đi qua khu vực thực hiện Chỉ thị số 16 nhưng chưa được cấp mã QR Code nhưng người điều khiển phương tiện đã có giấy chứng nhận xét nghiệm âm tính Covid-19 còn giá trị (trong vòng 72 giờ kể từ khi có kết quả xét nghiệm) thì lực lượng chức năng tại chốt kiểm soát nên cho xe lưu thông qua chốt.

Ngoài ra, các cơ quan thực hiện nhiệm vụ cần bố trí các chốt kiểm soát được tổ chức thành nhiều điểm, các điểm có khoảng cách và diện tích phù hợp, lực lượng chức năng thực hiện phân loại phương tiện để đưa vào kiểm soát tại từng điểm, không kiểm tra phương tiện trên đường để đảm bảo tuyệt đối không ùn tắc giao thông trên các tuyến đường./.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả