menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Chàng Ngốc Già

Tâm sự CRYTPO

Chúng ta cần xác định cái mục tiêu của mình tham gia thị trường crypto là gì? Mục đích đều là kiếm được nhiều tiền đúng ko ạ? Để phục vụ nhu cầu vật chất của bản thân và gia đình của mình?

Tác giả: Ngọc Nguyễn.

Em xin chào thầy Trí, chào tất cả các anh chị có mặt trong buổi học của Thầy ngày hôm nay.

Hôm nay được tham gia lớp của Thầy, em cũng xin được chia sẻ một số bài học kinh nghiệm mà đúc rút ra từ những thất bại của chính em khi tham gia vào thị trường crypto.

Ngày đầu tiên khi em bước chân vào thị trường crypto với tâm thế, ảo tưởng mong muốn kiếm tiền thật nhiều, muốn làm giàu thật nhanh. Cá nhân em lúc đấy ko đc ai chỉ dậy, ko có một người thầy hay một người bạn bè anh chị nào đi trước chia sẻ, dậy về tư duy đúng khi bắt đầu tham gia thị trường.

Dẫn đến em chọn con đường chơi MEME và FUTURE, em đã gặp nhiều thất bại, sau đó đến may mắn vào uptrend quý IV, trend metavert 2021, thì em chơi future từ TK gốc lúc đó chỉ còn khoảng 67k đô, tăng lên đc 1tr đô, lúc đó em chơi cả ở 2 sàn bybit và binance, thì đánh ở sàn bybit là em nhớ đc giải nhì từ 1 Future campain, và được thưởng NFT BAYC giá thị trường bán ngay lúc đó được 50 ETH, sau đó nó giảm lúc em bán được 16ETH.

Từ việc kiếm được tiền từ may mắn nhưng lại nghĩ mình giỏi, chủ quan, quá tin vào bản thân mình, em chơi toàn all in max bẩy, nhiều lúc tài khoản có nhiều tiền thì ko STL, gồng lỗ… để rồi khi thị trường sập mạnh 1 cái thì đã mất hết về tay trắng, và em phải rời thị trường khoảng 1 năm, khoảng giữa năm 2023 thì mới quay trở lại thị trường.

Và tình cờ và có duyên khi đọc các bài viết trên subtack, thì em thấy có tên chàng ngốc già thì em follow và đọc các chia sẻ kiến thức của thầy, sau đó em tìm đến FB, TW, Telegram và đăng ký group prime của thầy. Thì hiện tại đối với em cơ bản đã định hình, lựa chọn được cái con đường đầu tư crypto cho cá nhân mình và em xin cảm ơn thầy vì điều đó.

Thì qua những quá trình đầu tư, cảm xúc, tâm lý của em trong các nghịch cảnh và các thất bại mà em đã trải qua thì em muốn chia sẻ lại với các anh chị như sau:

Tư Duy Đúng Khi Tham Gia Thị Trường

Chúng ta cần xác định cái mục tiêu của mình tham gia thị trường crypto là gì? Mục đích đều là kiếm được nhiều tiền đúng ko ạ? Để phục vụ nhu cầu vật chất của bản thân và gia đình của mình?

Tuy nhiên mỗi người tham gia vào thị trường thì có một vị thế khác nhau, chúng đến từ: Hoàn cảnh kinh tế mỗi người khác nhau, tính cách của bản thân cũng khác nhau.

Có người thu nhập hàng tháng rất nhiều tiền để có thể thoải mái giao dịch một cách không cần bận tâm về đường giá. Có người đang dùng 50% tài sản để tham gia cuộc chơi. Có những người dùng 100% tài sản để lao vào nhằm kiếm tiền một cách nhanh chóng. Có những người đi vay nợ với mục đích kiếm tiền thật nhanh.

Nhưng đa phần chúng ta khi chưa có kiến thức, chưa trải qua các giao dịch thực chiến, thì không hề ý thức vị thế trong từng hoàn cảnh thị trường, đường giá tác động vào tâm lý giao dịch, dẫn tới các hành động ko lý trí, ko kỷ luật và nhận lại kết quả là giao dịch thất bại.

Trong thị trường tài chính, Vị thế là một điều cực kỳ quan trọng, nó dẫn tới các hành vi của từng cá nhân. Nếu mình đang nợ nần, không thể yên tâm mà gồng lời để có một lợi nhuận tối ưu, và bạn cũng sẽ khó cắt lỗ vì sự sợ hãi mất tiền, dẫn tới những thua lỗ lớn hơn.

Chình vì vậy, phải định vị lại cá nhân mình trong từng hoàn cảnh cụ thể, để có thể đưa ra số vốn đầu tư hợp lý cho bản thân.

Dừng Lại Ngay Ham Muốn Kiếm Tiền Thật Nhanh: Lòng tham của con người là vô hạn. Và lòng tham thể hiện rõ nhất trong thị trường tài chính. Trên các thị trường mua bán để kiếm được tiền đã khó, nhưng để giữ được tiền đôi khi còn khó hơn rất nhiều. Khi kiếm được tiền rồi, chúng ta lại mong muốn nhiều hơn, nhiều hơn nữa và nhanh hơn.

Dừng Ngay Việc Fomo: Cảm xúc thường là động lực chính thúc đẩy FOMO. Đừng nhìn vào thành công và cách sống của người khác để áp đặt thành công và cách sống cho bản thân mình.

HỌC CÁCH XÂY DỰNG KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ VÀ TUÂN THỦ KỶ LUẬT ĐỂ THỰC HIỆN CÁC KẾ HOẠCH ĐÃ ĐẶT RA.

HỌC CÁCH PHÂN BỔ VỐN CHO DANH MỤC ĐẦU TƯ.

Cá nhân em sẽ chọn 6 đến 7 cái nerrative lớn/category lớn: Layer 2, AI, Defi, Depin, RWA, Gamefi, BRC20.

Mỗi mảng chọn 1 mã tốt, đầu ngành và chia vốn ra để mua. (các anh chị có thể research, hoặc theo một số danh mục Thầy đã chia sẻ).

Một Số Sai Lầm Hay Mắc Phải

· Nạp Tiền Vào Là Cháy: Đây là một vấn đề thường thấy nhất, đặc biệt là các trader mới vào thị trường và cũng thường thấy ở những trader có tính cách nóng nảy vội vàng, thích ngay lập tức phải báo thù market sau mỗi lần thua lỗ. Hãy ngừng nạp tiền, hãy bình tĩnh và xem lại toàn bộ, từ đó tìm ra nhân nguyên và tìm cách khắc phục.

· Vào Lệnh Vol Quá Lớn (Allin): Tất nhiên tài khoản bạn sẽ tăng rất nhanh chỉ sau vài lệnh trade, nhưng với những lúc thị trường bất ổn định thì bạn sẽ cháy.

· Nhồi Lệnh Ngược Xu Hướng: Đây là 1 nhược điểm rất lớn và thường gặp ở nhiều trader. Dù ban đầu vào lệnh hợp lý theo nguyên tắc đặt ra, nhưng sau khi nhìn thị trường di chuyển thì phát sinh những cảm xúc bộc phát dẫn tới việc nhồi lệnh. Với trader hay có tính cay cú và hơn thua với thị trường thi sẽ nhồi lệnh khi lệnh cũ đang âm (đang lỗ) và giá đi ngược hướng, nhằm có điểm ra lệnh tốt hơn ban đầu. Điều nguy hiểm là khi nhồi lệnh âm thì sự cân bằng về cảm xúc sẽ bị phá vỡ, nó dẫn tới những quyết định không còn sáng suốt và khách quan như ban đầu nữa.

· Không Thể Kiểm Soát Được Bản Thân: Đây là trường hợp không hiếm gặp, nhất là các trader đang rơi vào giai đoạn khủng hoảng tâm lý do thua lỗ. Khi điều đó xảy ra, họ sẽ làm những điều mất kiểm soát như: Nạp tiền liên tục dù thua lỗ, giao dịch phá vỡ nguyên tắc thậm chí là giao dịch ngược lại những gì đã phân tích, tâm lý trở nên hoảng loạn và không còn tỉnh táo.

Tâm lý hành vi là những hành vi quan sát được – những thứ như nhận thức, cảm xúc và tâm trạng. Tâm lý hành vi nằm ở khả năng áp dụng thực tiễn của nó. Nó đóng vai trò mạnh mẽ trong việc điều chỉnh hành vi của trade.

"Hãy học từ sai lầm của người khác. Bạn sẽ không bao giờ sống đủ lâu để phạm phải tất cả sai lầm." - Groucho Marx.

Hãy trau dồi kiến thức trước khi tham gia thị trường tài chính. Và tham gia rồi thì không ngừng học hỏi, mở rộng kiến thức, luôn luôn cập nhật và đổi mới tư duy để thích ứng được với thị trường.

“Không được yên trí rằng những kiến thức mình hiện có là những

chân lý bất di bất dịch, như thế để tránh sự trở thành cố thủ và hẹp hòi.

Phải học thái độ phá chấp và cởi mở để đón nhận quan điểm của kẻ

khác. Chân lý chỉ có thể thực chứng trong sự sống mà không thể tìm

kiếm trong kiến thức và khái niệm. Phải nguyện suốt đời là một người

đi tìm học và phải thường trực quán sát sự sống nơi chính mình và nơi

cuộc đời.” - Thiền sư Thích Nhất Hạnh

Tâm lý

Hãy nhớ cảm giác của bạn ra sao khi đặt lệnh giao dịch?

Bạn đang vội vàng giao dịch hay e sợ thua lỗ?

Bạn có kìm hãm được bản thân trước khi đặt lệnh giao dịch?

Khi bạn đóng lệnh, bạn có thấy phấn trấn, tự hào hay nhục nhã xấu hổ?

→ Cảm xúc của hàng ngàn người giao dịch hợp lại tạo thành tâm lý đám đông di chuyển các thị trường tài chính.

Vậy tại sao hầu hết các nhà giao dịch thua lỗ và bị loại bỏ khỏi thị trường tài chính?

Cảm xúc và giao dịch thiếu lý trí là lý do lớn nhất, nhưng còn lý do khác. Hầu hết các thị trường thiết lập sao cho có nhiều nhà giao dịch phải mất tiền và giết họ một cách từ từ bằng phí sàn và trượt giá.

Tâm lý cá nhân

Tại sao phải giao dịch tài chính?

Giao dịch có vẻ dễ dàng. Người mới bắt đầu giao dịch sẽ thận trọng, nhưng sau khi thắng vài giao dịch thì họ sẽ cảm thấy bắt đầu thông minh và đánh bại được mọi thứ. Và đó là lúc bắt dầu giao dịch mạo hiểm và kết thúc bằng khoản lỗ lớn.

Con người giao dịch tài chính bằng nhiều lý do, một số có lý trí còn một số thì không. Giao dịch mang đến cơ hội kiếm tiền lớn và nhanh chóng. Tiền thể hiện cho sự tự do đối với nhiều người, mặc dù chúng ta không biết làm thế nào để đạt được điều này.

Nếu bạn biết giao dịch tài chính thì bạn có thời gian riêng, cuộc sống và làm việc riêng ở bất cứ nơi đâu bạn muốn. Giao dịch là sự kết hợp của những trò chơi hấp dẫn như đánh bài, poker,… nó quấn hút nhứng ai ưa thích mạo hiểm và những người chấp nhận rủi ro. Con người bẩm sinh đã có mong muốn hướng tới sự hoàn hảo, phát triển các kỹ năng để hoàn thiện bản thân.

Động lực này, cùng với sự hấp dẫn của trò chơi và cám dỗ tiền bạc, thu hút nhiều nhà giao dịch tham gia vào thị trường tài chính.

Những nhà giao dịch giỏi có khuynh hướng làm việc chăm chỉ và là người sắc sảo, với tư duy mở rộng. Thật nghịch lý, mục tiêu của nhà giao dịch thành công không phải là tiền bạc. Mục tiêu của Anh ta là giao dịch thật tốt.

Nếu giao dịch hợp lý, tiền bạc sẽ tự động chảy vào túi như một hệ quả tất yếu. Các nhà giao dịch thành công mài dũa kỹ năng của mình giống như chúng ta đang cố đạt đến con người hoàn hảo.

Các nhà giao dịch thường không hài lòng với chính mình và thường cố gắng hạn chế những mong ước cá nhân khi giao dịch trên thị trường. Nếu bạn không biết mình đang đi đâu, bạn sẽ bị đẩy tới nơi mà bạn không hề muốn.

Những nhà giao dịch thành công họ rất thực tế. Anh ta sẽ biết khả năng và giới hạn của mình. Anh ta quan sát điều đang diễn ra trên thị trường và biết phải xử lý như thế nào là phù hợp. Anh ta phân tích thị trường một cách cẩn thận, nhìn nhận đúng về bản thân và đưa ra các kế hoạch một cách khả thi. Một nhà giao dịch chuyên nghiệp sẽ tránh bị ảnh hưởng bởi ảo giác.

Nhà giao dịch nghiệp dư cảm thấy phấn khích khi thắng một vài giao dịch và sau đó tăng lượng vốn lên cho các giao dịch lỗ, trạng thái cảm xúc Anh ta chuyển từ vênh váo sang sợ hãi và bắt đầu xuất hiện những ý tưởng mới về thị trường. Họ hành động như một đứa trẻ sợ hãi và nẩy sinh trí tưởng tượng.

Trong tiềm thức con người thua lỗ là tổn thương lớn nhất và tự đặt ra câu hỏi, ngụy biện cho bản thân; “ Tôi thua cuộc vì tôi không biết bí mật giao dịch” nhiều người tưởng tượng ra cầu chuyện cho rằng các nhà giao dịch thành công vì họ có kiến thức bí mật nào đó.

Những kẻ thua lỗ không nhận ra giao dịch tài chính không phải là trò chơi của trí tuệ. Các nhà giao dịch giỏi là những người sắc sảo những rất ít người thuộc dạng thông minh. Nhiều người chưa bao giờ học đại học và thậm chí còn chưa tốt nghiệp nổi trung học. Nhiều người thông minh và chăm chỉ trong sự nghiệp riêng của họ nhưng lại thất bại khi giao dịch tài chính. Tại sao họ lại thất bại? Điều đó tạo nên sự khác biệt giữa người chiến thắng và kẻ thua lỗ không phải là sự thông minh hay bí quyết giao dịch, và chắc chắn không phải là trình độ học vấn.

Để KIẾM SỐNG trên thị trường tài chính, bạn cần phải thông thái về cả ba yếu tố quan trọng trong việc giao dịch:

Tâm lý ổn định

Hệ thống giao dịch tốt

Kế hoạch và quản trị rủi ro hiệu quả:

Nó giống như kiềng ba chân chắc chắn, nếu gãy một chân thì chúng ta sẽ hình dung ra kết quả. Một trong những sai lầm phổ biến của người mới giao dịch là tậptrung quá nhiều vào các chỉ báo và hệ thống giao dịch. Bạn phải phân tích cảm xúc của mình khi giao dịch để đảm bảo chắc rằng quyết định của mình là hợp lý. Giao dịch của bạn phải dựa trên những quy tắc được xác định rõ ràng. Bạn phải biết cách quản trị tiền sao cho một loạt thua lỗ liên tiếp không loại bỏ được bạn ra khỏi cuộc chơi.

Giao dịch là một trò chơi khó. Một nhà giao dịch muốn chiến thắng và duy trì thành công trong dài hạn phải cực kỳ thận trọng về nghề nghiệp của mình. Bản thân không thể ngờ ngệch hoặc giao dịch vì tâm lý ẩn giấu bên trong. Nếu giao dịch để giải trí, thì bạn không thể tránh khỏi thực hiện giao dịch với tín hiệu xấu và chấp nhận khoản lỗ không cần thiết. Thị trường tài chính không có lòng bao dung, và những ai giao dịch theo cảm xúc điều phải thua lỗ.

Hãy kiểm soát bản thân

Hầu hết mọi người trong cuộc sống đều mắc phải những sai lầm giống nhau.

Bạn nên thận trọng với khuynh hướng tự hủy hoại bản thân. Khi thua lỗ, hãy đừng đổ lỗi cho việc thiếu may mắn hoặc vì ai đó. Hãy tự chịu trách nhiệm về kết quả của bạn. Bắt đầu viết một cuốn nhật ký - ghi lại chi tiết các giao dịch của bạn, lý do mở vị thế và đống vị thế. Quan sát mẫu hình lặp đi lặp lại của những giao dịch thành công và thất bại. Những ai không học hỏi từ quá khứ sẽ tiếp tục mắc sai lầm.

Thành công hay thất bại của bạn khi giao dịch tùy thuộc vào cảm xúc bản thân. Bạn có thể sở hữu một hệ thống giao dịch thông minh, nhưng nếu bạn kêu nghạo, hoảng sợ, lo lắng thì tài khoản bạn chắc chắn thua lỗ. Nếu bạn thấy sự xuất hiện của sợ hãi, lòng tham thì bạn nên đóng giao dịch lại.

Trong giao dịch tài chính, bạn phảỉ cạnh tranh với bộ óc sắc sảo nhất trên thế giới. Phí sàn, giảm giá luôn chống lại bạn. Bây giờ phải vượt lên tất cả, nếu để cảm xúc của bạn làm nhiễu hoạt động giao dịch của bạn thì bạn sẽ là người thua cuộc. Sở hữu hệ thống giao dịch tốt vẫn chưa đủ đảm bảo cho chiến thắng. Nhiều nhà giao dịch có hệ thống tốt vẫn chưa bị thua lỗ vì tâm lý chưa sẵn sàng để hướng tới chiến thắng.

Nếu bạn có một kế hoạch sẵn sàng, tâm lý sẽ khiến bạn phá vỡ quy tắc. Hầu hết các nhà giao dịch nghiệp dư cảm thấy bản thân như một thiên tài sau một chuỗi thắng liên tục. Và kêu nghạo, nhưng đó là lúc họ vi phạm các quy tắc do mình đặt ra và rơi vào thua lỗ dẫn tới bế tắc. Khi thua lỗ, các nhà giao dịch xoay sở mọi thứ, họ tăng gấp đôi vị thế giao dịch, rồi sao đó đảo ngược vị thế giao dịch và giao dịch theo hướng ngược lại… Khi rơi vào thua lỗ dẫn tới tình trạng mất kiểm soát, dù có cố gắng thì tài khoản vẫn tụt.

Hãy chịu trách nhiệm về cuộc đời mình: Hầu hết chúng ta điều có một con quỷ trong bản thân muốn hủy hoại con đường đi tới thành công.

Có một số quy tắc để bản thân mình biết con đườngmình đi: Xác định thời gian bạn muốn ở trên thị trường là bao lâu? 10, 20 năm, ….

Học hỏi nhiều nhất có thể. Đọc và lắng nghe từ các chuyên gia, nhưng phải hoài nghi về tất cả mọi thứ. Hãy đặt ra câu hỏi đừng vội vàng chấp nhận ý kiến của chuyên gia.

Đừng tham lam và vội vàng giao dịch. Hãy dành thời gian để học hỏi. Thị trường vẫn còn đó, và luôn có nhiều cơ hội ở phía trước.

Phát triển hệ thống phân tích thị trường (hệ thống giao dịch). Xây dựng kế hoạch quản trị tiền. Mục tiêu đầu tiên bạn sống trong dài hạn; thứ hai mới là tăng trưởng vốn từ từ; thứ ba mới tới lợi nhuận cao nhất. Hầu hết sẽ là muốn phần ba mà quên đi phần còn lại.

Nhà giao dịch chiến thắng suy nghĩ, cảm nhận và hành động khác người thua lỗ. Bạn phải quan sát bên trong bản thân mình phá vỡ các ảo tưởng, thay đổi cách thức cảm nhận, suy nghĩ hành động cũ. Thay đổi là việc khó khăn, nếu bạn muốn trở thành nhà giao dịch chuyên nghiệp thì bạn phải thay đồi và hoàn thiện tính cách bản thân.

XÂY DỰNG KẾ HOẠCH GIAO DỊCH

Quản lý vốn

Trước khi tham gia vào bất kì thị trường nào, nên cân nhắc kĩ lưỡng việc sử dụng một số vốn đầu tư để khi thua lỗ vẫn không ảnh hưởng cuộc sống hằng ngày của bạn. Lập kế hoạch phân bổ theo nguồn vốn (vốn nhỏ + vốn lớn).

Vốn nhỏ: lập mục tiêu lớn - chia nhỏ mục tiêu- thiết lập thời gian hoàn thành- thiết lập % hoàn thành trong 1 ngày.

Vốn lớn: ra hạn mức % theo tháng, thực hiện % theo ngày. Kết thúc 1 tháng hoặc 1 tuần đánh giá kết quả giao dịch, nếu âm xem xét lại quá trình giao dịch đúng chưa? Hệ thống giao dịch ổn không? Nếu lãi thì rút tiền lãi ra để lại gốc, nếu âm thì xem xét lại quá trình phân tích và giao dịch. Mọi phương pháp phân tích kĩ thuật trong trading đều mang tính xác suất, không có bất kì phương pháp nào có xác suất thắng 100%, để có một hệ thống giao dịch hoàn hảo, có tỉ lệ thắng thua 1 tức là (6:4; 7:3; 8:2; 9:1). Vì vậy cần phải giao dịch đủ số lần mới ra được xác suất cao nhất. Như vậy, chúng ta cần phải chia vốn hợp lý để giao dịch được nhiều lần càng tốt. Nên luyện tập với tài khoản nhỏ, khi đủ kinh nghiệm và đúc kết được một hệ thống giao dịch chuẩn với tỉ lệ win –loss 1, lúc này mới được phép nâng vốn.

Nhật kí giao dịch

Nhật ký giao dịch khá quan trọng vì nó giúp bạn ghi lại diễn biến lệnh mình đã trade, xem vào lệnh trên cơ sở nào, tâm lý lúc đó ra sao, tại sao chốt - cắt. Cần nghiêm túc kiểm điểm bản thân sau những lần phá kỉ luật, hành vi nào lặp lại nhiều lần dẫn đến thua lỗ thì cần phải loại bỏ ngay lập tức, dần sẽ thành thói quen và hình thành phản xạ tự nhiên. Các kết quả giao dịch thành công cũng cần phải ghi chép lại.

Nhật kí giao dịch có thể đơn giản như sau: Cơ sở vào lệnh, Cơ sở xác định Stoploss và Take profit, Diễn biến tâm lý lúc vào lệnh, Phân bổ vốn lệnh, Tâm lý lúc kết thúc lệnh. Hình ảnh phân tích chart trước và sau khi kết thúc lệnh.

Hệ thống giao dịch

Buổi sáng xem toàn bộ chart để đánh giá tổng quan thị trường trong ngày.

Lựa chọn một mã mong muốn giao dịch.

Áp dụng các phương pháp đã học để phân tích: xác định tổng quan xu hướng, xác định điểm vào, điểm cắt lỗ, điểm chốt lời. Quyết định đi tiền sao cho hợp lý, nghĩ đến kịch bản thua lỗ trước. Kiểm định tâm lý khi vào lệnh.

Nếu cắt lỗ 2-3 lệnh liên tiếp thì nên nghỉ ngơi, nếu thị trường sideway thì nên đứng ngoài.

Đánh giá kết quả giao dịch và ghi chép lại nhật kí giao dịch. Lưu ý: Điểm chốt lời – cắt lỗ chỉ nên sử dụng theo các phương pháp đã học, không nên chốt lời theo phương pháp tỉ lệ R:R, vì market không đi theo tỉ lệ R:R như kì vọng, đôi khi giá chưa chạy đến R mong muốn thì đã đảo chiều. Một hệ thống giao dịch được gọi là ổn định khi có tỉ lệ thắng 1 và thực hiện xuyên suốt ít nhất 6 tháng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Chàng Ngốc Già

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

2 Yêu thích
3 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại