menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hải Yến Vndirect Pro

Tầm nhìn ngành lương thực trong các tháng cuối năm

• Vụ Đông xuân 2021-2022: giảm diện tích canh tác, nhưng năng suất và chất lượng gạo xuất khẩu được cải thiện;

• Tình hình xuất khẩu gạo nửa đầu năm 2022 có tín hiệu tương đối tích cực về lượng;

• BSC duy trì khuyến nghị từ KHẢ QUAN cho ngành gạo xuất khẩu trong năm 2022.

Vụ Đông xuân 2021-2022: giảm diện tích canh tác, nhưng năng suất và chất lượng gạo được cải thiện. Diện tích canh tác cả nước vụ Đông xuân 2021-2022 giảm nhẹ, đạt 2,960 nghìn ha (-1% YoY), do việc thực hiện giãn cách trong những tháng sản xuất và thu hoạch vụ thu đông bị muộn hơn dự kiến và một số vùng nước lũ chưa kịp rút kéo theo việc xuống giống bị chậm hơn kế hoạch. Tuy nhiên, (1) năng suất vụ đông xuân được cải thiện, đặc biệt tại khu vực ĐBSCL năng suất đạt 72,51 tạ/ha, tăng 0,22 tạ/ha nhờ thời tiết thuận lợi trong suốt giai đoạn sinh trưởng của cây lúa và hiệu quả từ ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp và (2) sự chuyển dịch tích cực sang giống lúa chất lượng cao, đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu: nhóm lúa thơm, lúa đặc sản chiếm hơn 33% diện tích gieo trồng, tăng +11.3% so với vụ Đông Xuân 2020-2021, trong khi tỷ trọng giống chất lượng trung bình và giống lúa nếp chiếm dưới 20% diện tích gieo trồng và giảm lần lượt -2.3% và - 4% so với vụ Đông Xuân 2020-2021. Theo cục trồng trọt xu hướng chuyển dịch này tiếp tục duy trì sẽ hỗ trợ tích cực giá gạo xuất khẩu của Việt Nam trong tương lai.

Tầm nhìn ngành lương thực trong các tháng cuối năm

Tình hình xuất khẩu gạo 6T/2022 có tín hiệu tương đối tích cực khi sản lượng tăng 16% YoY, nhờ nhu cầu tích trữ lương thực do những bất ổn chính trị trên thế giới BSC đánh giá sản lượng ngành lương thực có thể được hưởng lợi xuất phát từ một số yếu tố sau: (1) Gián đoạn hoạt động sản xuất lương thực (lúa mì, ngô,..) do tình hình chiến sự: Nga và Ukraine là hai nước xuất khẩu lúa mì (1/3 sản lượng thương mại thế giới) và ngô hàng đầu thế giới (xuất khẩu ngô của Ukraine chiếm 22% kinh ngạch thương mại thế giới), khiến giá cả các loại thực phẩm như bánh mì tăng cao, trong khi thu nhập người dân bị ảnh hưởng đáng kể dẫn tới tăng nhu cầu cho các sản phẩm thay thế có giá thấp hơn như gạo và (2) Các quốc gia ngoài chiến sự cũng tăng nhu cầu tích trữ lương thực và sản phẩm thay thế nhằm đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và giá gạo Việt Nam tương đối cạnh tranh so với các quốc gia khác. Tuy nhiên, giá gạo xuất khẩu trung bình chung nửa đầu năm 2022 đã giảm -12% YoY, do nhu cầu tại các thị trường truyền thống lớn như Philipine, Trung Quốc, chưa có nhiều tín hiệu tích cực trong bối cảnh chi phí vận chuyển neo ở mức cao và bản chất gạo xuất khẩu Việt Nam đang cạnh tranh bằng giá với các quốc gia khác.

Tầm nhìn ngành lương thực trong các tháng cuối năm

Mặc dù, Nga và Ukraine đạt thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc nhằm xoa dịu cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu vào cuối tháng 7/2022, nhưng nguồn cung ngũ cốc sẽ phục hồi có độ trễ nhất định từ 2-3 tháng do những khó khăn trong công tác vận chuyển (yêu cầu số lượng tàu chở hàng rời lớn, đảm bảo yêu cầu an toàn cho các thuyền viên, …) và sự kiện này không ảnh hưởng quá nhiều đến sản lượng gạo xuất khẩu gạo của Việt Nam do tỷ trọng xuất khẩu gạo chính của Việt Nam vẫn tập trung vào hai thị trường truyền thống là Philipine và Trung Quốc chiếm ~70% tổng sản lượng xuất khẩu cả Việt Nam.

Sản lượng xuất khẩu gạo dự kiến duy trì trạng thái tích cực trong 2H/2022 theo báo cáo tháng 7/2022 của USDA, sản lượng gạo xuất khẩu Việt Nam kì vọng đạt 6.6 triệu tấn (+5% YoY) nhờ:

(1) Nhu cầu khả quan của thị trường tiêu thụ gạo truyền thống là Philippine (chiếm ~50% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam) nhờ (1.1) sự kiện Bộ Nông nghiệp Philippines chính thức cấp lại giấy phép kiểm dịch thực vật SPS-IC cho các thương nhân nhập khẩu gạo trong tháng 5/2022 và (1.2) chính phủ Philippines thông báo, để kiềm chế lạm phát, quốc gia này đã quyết định kéo dài việc giảm thuế suất nhập khẩu gạo đối với các quốc gia bên ngoài Đông Nam Á với mức thuế suất 35% (so với mức trước đó là 40-50%) đến hết năm 2022.

(2) Kì vọng những nước sau một thời gian chống dịch cực đoan sẽ mở cửa trở lại và tăng nhập khẩu để đảm bảo tiêu dùng và dự trữ quốc gia; (3) Tiếp tục khai thác thị trường EU đầy tiềm năng khi tiến sâu hơn vào hiệp định thương mại tự do EVFTA, bằng việc ứng dụng công nghệ khoa học trong sản xuất, đẩy mạnh thí điểm xây dựng vùng nguyên liệu đạt quy chuẩn xuất khẩu, được cấp mã số vùng trồng gắn với doanh nghiệp tiêu thụ, như 50,000 ha lúa tại An Giang và Kiên Giang.

Theo BSC

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Hải Yến Vndirect Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

2 Yêu thích
2 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại