Tâm điểm vĩ mô, chính sách chính tháng 5 này
Nền kinh tế đang hồi phục tạo cơ sở giúp hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trên sàn cải thiện trong các quý tới.
Bức tranh vĩ mô tốt hơn nhưng còn bất định
Các dữ liệu được Tổng cục Thống kê công bố mới đây cho thấy, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 4/2024 ước tính tăng 0,8% so với tháng trước và tăng 6,3% so với cùng kỳ năm trước. Còn ở phía cầu, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 4/2024 ước đạt 522.100 tỷ đồng, tăng 9% so với cùng kỳ năm trước.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành ước đạt 2.062.300 tỷ đồng, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 13,3%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,3% (cùng kỳ năm 2023 tăng 8,7%). Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4/2024 tăng 0,07% so với tháng trước, do giá xăng dầu tăng theo giá nhiên liệu thế giới và tăng 4,4% so với cùng kỳ năm trước. Bình quân 4 tháng đầu năm 2024, CPI tăng 3,93% so với cùng kỳ năm trước, lạm phát cơ bản tăng 2,81%, cho tín hiệu lãi suất khó giảm thêm.
Xuất khẩu tháng 4/2024 giảm 8,1% so với tháng trước, tuy nhiên, do tăng khá mạnh trong quý I nên tính chung 4 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu vẫn tăng 15% so với cùng kỳ. Nhập khẩu hàng hóa trong tháng 4/2024 ước đạt 61,2 tỷ USD, giảm 5,2% so với tháng trước và tăng 15% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 4 tháng, xuất siêu cả nước đạt 8,4 tỷ USD (cùng kỳ xuất siêu 7,66 tỷ USD). Tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký vào Việt Nam tính (từ đầu năm) đến ngày 20/4/2024 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước. Vốn FDI thực hiện trong 4 tháng đầu năm ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước và là mức cao nhất so với cùng kỳ 5 năm qua.
Những con số trên cho ta dự cảm ra sao về sức khỏe nền kinh tế Việt Nam?
Tuy nhiên NĐT cần lưu ý đến các yếu tố tiền tệ như việc NHNN có thể hút ròng để duy trì mức nền lãi suất đủ cao trên thị trường liên ngân hàng để ứng phó với áp lực tỷ giá, ngoài ra còn có các thông tin như:
- Thủ tướng yêu cầu NHNN tiếp tục bơm vốn ra nền kinh tế
- Xây dựng Luật khu công nghiệp: Đón dòng đầu tư chất lượng cao
- Ngân hàng tăng lãi suất huy động kể từ đầu tháng 4
- Giá vàng lại phá đỉnh, lãi suất tiết kiệm bắt đầu tăng, dòng tiền sẽ đổ vào đâu?
Trong 4 tháng đầu năm, nhiều chỉ số vĩ như xuất nhập khẩu, sản xuất công nghiệp đang có sự phục hồi tiếp tục tạo cơ sở giúp hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp trên sàn cải thiện tích cực hơn trong các quý tới.
Trong tháng 5, một số yếu tố vĩ mô mà nhà đầu tư cần quan tâm bao gồm:
- Bộ Tài chính tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế VAT
- Thu hút FDI vào Việt Nam đang tăng trưởng tích cực
- Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trở lại mức cao như thời kỳ trước dịch COVID-19
- Hơn 41% trái phiếu bất động sản sắp đáo hạn,…
Đặc biệt, nhà đầu tư cũng cần quan tâm đến một số yếu tố rủi ro trên thị trường tiền tệ.
Trong đó đáng chú ý là việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có khả năng sẽ hút ròng trở lại nhằm duy trì mức nền lãi suất đủ cao trên thị trường liên ngân hàng để ứng phó với áp lực tỷ giá; Yếu tố thúc đẩy áp lực mất giá tiền đồng có thể quay trở lại nếu Fed trì hoãn thêm thời điểm cắt giảm lãi suất hoặc động thái giảm lãi suất của các NHTW lớn (trừ Fed) tạo cơ hội để đồng USD phục hồi qua ngưỡng cản 105-106.
Các điểm sáng của nền kinh tế trong tháng 5
Mỹ cân nhắc công nhận quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam.
Ông Ted Osius – Chủ tịch Hội đồng Kinh doanh Mỹ – ASEAN, khẳng định: “Việt Nam đã có nền kinh tế thị trường. Họ đã đáp ứng các tiêu chí quan trọng như khả năng chuyển đổi tiền tệ và sẵn sàng để được công nhận quy chế chính thức”.
Điều này hàm ý giúp cho việc giảm thuế chống bán phá giá ở các mặt hàng xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam có lợi ở các lĩnh vực như: Dệt may, Thủy sản, Thép, Gỗ, Đá,…
Bên cạnh đó, doanh số bán lẻ hàng hoá và dịch vụ vẫn tiếp tục tăng thấp là lý do khiến Bộ Tài chính đã tiếp tục đề xuất giảm 2% thuế suất Thuế Giá trị gia tăng (VAT) cho nửa cuối năm 2024 để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.
Tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tăng 8,5% so với cùng kỳ, nhích nhẹ so với mức tăng 8,2% trong quý I/2024. Tuy nhiên, mức tăng thực sau khi loại trừ yếu tố giá vẫn tương đối yếu, chỉ đạt 5,3% so với cùng kỳ, thấp hơn đáng kể so với mức tăng 8,3% trong 4 tháng đầu năm 2023.
Việc doanh số bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng vẫn tăng khá thấp là nguyên nhân Chính phủ tiếp tục đưa ra các chính sách tài khoá, trong đó nhiều khả năng đề xuất giảm 2% VAT sẽ được thông qua.
Khi đề xuất này được thông qua sẽ góp phần hỗ trợ chi phí của các doanh nghiệp trong nửa cuối năm và kích thích tiêu dùng, từ đó giúp hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết thuận lợi hơn.
NHNN đối phó với áp lực tỷ giá
Mặc dù vậy, nhà đầu tư cũng cần lưu ý đến các rủi ro liên quan đến thị trường tiền tệ như tỷ giá hay việc Fed trì hoãn thời gian hạ lãi suất.
Kể từ sau khi NHNN bắt đầu bán ngoại tệ, đà tăng của tỷ giá USD/VND trên thị trường liên ngân hàng đã dừng lại. Trong suốt 2 tuần cuối tháng 4 và đầu tháng 5, tỷ giá niêm yết tại VCB gần như không đổi ở mức 25.127-25.457 đồng/USD.
Cùng với đó, tỷ giá trên thị trường tự do cũng neo ở mức cao khoảng 25.700 – 25.800 đồng đối với chiều bán ra. Quy mô bán ngoại tệ của NHNN từ 19/04 đến nay không quá lớn, ước chỉ khoảng 500 – 700 triệu USD (tương đương 13 – 18 nghìn tỷ đồng).
Có ba yếu tố giúp tỷ giá ngừng tăng thêm:
Sau hành động can thiệp để kiểm soát đà mất giá của tiền đồng là lãi suất huy động đã tăng trở lại từ vùng đáy. Mặt bằng lãi suất huy động có thể phục hồi về thời điểm đầu năm nay trong các tháng tới, tương đương với mức tăng bình quân 50-100 điểm cơ bản từ vùng đáy, tuỳ kỳ hạn và nhóm ngân hàng.
“Diễn biến tiếp theo của mặt bằng lãi suất sẽ tuỳ thuộc vào khả năng kiểm soát đà mất giá của tiền đồng cũng như diễn biến chính sách tiền tệ của Fed”.
Tăng trưởng kinh tế của Mỹ trong quý đầu tiên đã bất ngờ yếu hơn nhiều so với dự kiến. GDP ghi nhận mức tăng là 1,6% hàng năm trong quý I/2024, thấp hơn so với mức tăng trưởng là 3,4% trong quý IV/2023 và dự báo đồng thuận là 2,4%. Tuy nhiên, đáng lo ngại là lạm phát của Mỹ vẫn khá cao, tăng 3,4% trong quý I năm 2024, gần gấp đôi tốc độ của quý trước là 1,8%.
Kết quả cuộc họp tháng 5/2024 cho thấy Fed có vẻ như muốn nới lỏng các điều kiện tài chính và ngăn chặn tình trạng cạn kiệt thanh khoản, điều này cũng báo hiệu chính sách tiền tệ ôn hòa hơn so với dự đoán của thị trường. Tuy nhiên, rủi ro nghiêng về việc Fed sẽ trì hoãn việc cắt giảm hơn nữa do lạm phát ở Mỹ không giảm như kỳ vọng.
Việc Fed trì hoãn cắt giảm lãi suất sẽ tiếp tục gây áp lực lên tỷ giá và để bình ổn tỷ giá NHNN có khả năng sẽ hút ròng trở lại nhằm duy trì mức nền lãi suất đủ cao trên thị trường liên ngân hàng để ứng phó với áp lực tỷ giá, điều này sẽ gây tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán.
Nguồn: tổng hợp
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận