Tam biệt Jetstar
Rồi thì những chiếc máy bay sắc cam biến mất, thay vào đó là đội bay màu xanh truyền thống của Pacific Airlines. Rồi thì dòng chữ Jetstar biến mất, thay vào đó là Pacific Airlines.
Rồi thì gần 30% cổ phần của Qantas, người đến từ xứ sở Kangaroo bị "cách ly", thay vào đó "ông chủ cũ Vietnam Aailines tiếp quản hầu như toàn bộ, khi nắm 98% cổ phần của "hãng bay mới".
Hãng hàng không quốc gia Việt Nam, thành viên liên minh Skyteam - trở thành một "Tập đoàn" - Vietnam Airlines Group - khi nắm trong tay 3 công ty, nghĩa là thêm Pacific và VASCO - công ty bay nhỏ nhỏ xinh xinh.
Pacific Airlines vốn là tên cũ từ đầu thành lập, sau đổi thành Jetstar Pacific Airlines, rồi lại trở về tên cũ.
Lịch sử của hãng bay cũng không ít lần chứng kiến những sóng gió, và lãnh đạo của hãng cũng đã phải lâm vòng lao lý trong một cuộc chiến khá âm u của cuộc cạnh tranh tranh hàng không.
Với chưa đầy 20 máy bay, quy mô của Jetstar khá nhỏ, lại là hãng bay theo mô hình giá rẻ.
Đứng giữa hai người khổng lồ, một là Quantas Aiways, một là Vietnam Airlines, những tưởng Jetstar sẽ được nâng đỡ, đi trên vai người khổng lồ. Nhưng không, hãng này lại bị kẹt giữa hai ông lớn.
Đấy là chưa kể sự trỗi dậy của đội bay bikini áo đỏ - Vietjet, và thậm chí, quy mô của hãng gần 30 năm tuổi đời này còn thua cả tân binh Bamboo Airways.
Khá kín tiếng về doanh thu và lợi nhuận, Jetstar, không hiểu vì sao, bỗng dưng công bố doanh thu hãng này đạt được vào năm 2018, với 9.100 tỉ đồng, tăng 21% so với năm trước đó. Và hãng cũng hân hoan thông báo: Đã có lợi nhuận! Bao nhiêu thì không ai biết.
Và rồi từ đó lặng lẽ. Thậm chí giang hồ đồn thổi phi công đình công để tăng lương, khiến hàng loạt chuyến bay bị hoãn vào cuối năm ngoái.
Lịch sử hàng không ghi tên Pacific là hãng bay nhà nước đầu tiên được thành lập tại Việt Nam sau khi luật được sửa đổi cho phép đầu tư nước ngoài. Nhưng sự đổi tên, rồi lại đổi tên lần này, có vẻ như hãng vẫn chưa hết lận đận. Hy vọng hãng sẽ không lâm vào cảnh của nhạc sỹ ưa đàn Hà Dũng với hãng Tăng Tốc và Đông Dương.
Qantas đã rút. Air Asia mấy lần toan vào cũng không thể được, hàng không vẫn là thị trường bí ẩn đối với giới đầu tư.
Bamboo thần thánh bay là lãi ngay, cho dù dùng Dreamlines để bay quốc nội, kiểu như mua Bentley để chạy Grab, vẫn có lời to, thế mới lạ.
Kite - Cánh diều, Vietstar - Ngôi sao Việt. Viettravel Airlines... đang chờ thời vận của mình.
Riêng tỉ phú Phạm Nhật Vượng, có lẽ do thấy được con virus corona nó lợi hại quá nên đã thôi dự án Vinpearl Air, chấm dứt giấc mơ bay, thay vào đó mua tàu ngầm DeepView đưa du khách ngắm đáy biển chơi hay hơn.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận