menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Ngô Xuân Phú Pro

Tại sao Việt Nam không ảnh hưởng quá nhiều vào khủng hoảng kinh tế

Đầu tiên xét trên bối cảnh nguồn tài nguyên thiết yếu.

Khủng hoảng kinh tế diễn ra khi một mặt hàng thiết yếu nào đó tăng giá một cách không kiểm soát do khá nhiều nguyên nhân ví dụ thời điểm hiện tại là do đại dịch covid cùng với chiến tranh Nga – Uka dẫn đến kinh tế toàn thế giới bắt đầu suy thoái do đứt gãy nguồn cung.

Mặt hàng thiết yếu có thể kể tên đó là năng lượng và lương thực và nếu một quốc gia nào thiếu hai thứ này nền kinh tế sẽ sụp đổ sau một thời gian ngắn.

Bối cảnh Việt Nam có thể thấy chúng ta là quốc gia đã có một thứ rất quan trọng đó là lương thực đây chính là một mặt hàng rất thiết yếu đảm bảo an ninh và chính trị và nền kinh tế ổn định

Xăng dầu thì tới năm 2021 chúng ta đã tự sản xuất và đáp ứng được 70% nhu cầu vẫn phải nhập khẩu thêm khoảng 30% dầu khi thành phẩm từ nước ngoài chủ yếu là từ TQ – Sing – Malay – Thái Lan – Hàn … từ đầu năm 2022 tới nay do một số yếu tố mà sản lượng sản xuất trong nước giảm xuống dưới 70% nhưng hứa hẹn sản lượng này sẽ tăng trở lại trong giai đoạn tới 2025 vậy nên có thể thấy khủng hoảng năng lượng xảy ra thì chúng ta vẫn sẽ chịu đựng được trong một khoảng thời gian dài và nên kinh tế sẽ không bị thiệt hại quá nặng

Nguồn tham khảo 1 : https://vnexpress.net/viet-nam-dang-khai-thac-tieu-thu....

Nguồn tham khảo 2 : https://dantri.com.vn/.../vi-sao-viet-nam-van-phai-lien...

Vị trí địa lý với đường biển dài rất thuận lợi để vận chuyển hàng hóa, các cảng biển, và các dịch vụ logictic cũng tạo ra một nguồn thu lớn và không ngừng tăng lên trong tương lai

Nguồn tham khảo 1 : https://www.vms-south.vn/.../minh-chung-viet-nam-thanh...

Nguồn tham khảo 2 : https://www.bsc.com.vn/.../913103-cang-bien-dan-khang...

Nguồn tham khảo 3: https://bnews.vn/cum-cang-cai-mep-thi-vai-se.../221811.html

Về thu hút vốn FDI và các KCN hiện chúng ta đã nằm trong tóp 20 nước thu hút vốn FDI nhiều nhất thế giới vào năm 2020 tuy thứ hạng có thay đổi đôi chút theo từng năm nhưng với bối cảnh Việt Nam hiện tại thì việc nằm trong tóp này và có thể là tóp 15 là điều hoàn toàn có thể

Nguồn tham khảo 1 : https://baoquocte.vn/viet-nam-lan-dau-lot-top-20-nuoc-thu...

Nguồn tham khảo 2 : https://kinhtedothi.vn/viet-nam-la-mo-hinh-quoc-gia-thanh...

Du lịch đạt mức tăng trưởng trung bình khoảng 18% một năm và đây là con số rất ấn tưởng với lợi thế về du lịch cả về nội địa lẫn quốc thế thì nguông thu cũng không hề nhỏ

Nguồn tham khảo 1 : https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/printer/32527

Nguồn tham khảo 2 : https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/items/37882....

Nguồn tham khảo 3 : https://vietnamtourism.gov.vn/index.php/statistic/receipts

Ngành chế biến lương thực và thực phẩm nhờ lợi thế về về nguyên liệu đầu vào ngành này cũng liên tục phát triển góp phần tạo ra rất nhiều việc làm và hàng hóa xuất khẩu tạo ra nguồn thu ngoại tệ quan trọng cho đất nước

Nguồn tham khảo 01 : https://www.gso.gov.vn/.../trien-vong-tuoi-sang-cua.../

Nguồn kiều hối mỗi năm một tăng cũng góp phần gia tăng nguồn ngoại tệ giúp ổn định tỷ giá góp phần hạn chế nhập khẩu lạm phát đánh kể.

Nguồn tham khảo kiều hối : https://tuoitre.vn/kieu-hoi-chuyen-ve-viet-nam-lap-ky-luc...

Nguồn thu đa dạng từ nhiều nguồn và không qua phụ thuộc vào bất cứ một ngành nghề nào giúp nền kinh tế VN ổn định hơn nhờ tạo ra được nhiều việc làm và đa dạng nguồn thu ngoại tệ là điều vo cùng quan trọng giúp nền kinh tế ổn định trước các biến cố

Với các số liệu như trên chúng ta có thể thấy hai yếu tố quan trọng đẩy một quốc gia vào khủng hoàng là năng lượng và lương thực thì chúng ha hầu như đã tự quyết định được tới 80% mà không chịu quá nhiều ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài.

Về bối cảnh chính trị thời điểm hiện tại Việt Nam là nước rất ổn định tạo niềm tin rất lớn cho các doanh nghiệp FDI và các nước phát triển chọn chúng ta là nơi đầu tư an toàn

Về vấn đề ngoại giao nước lớn thì chăc mọi người cũng thấy rồi vô cùng không khéo và mềm dẻo điều này càng biến Việt Nam nước có vị ngày càng quan trọng trên chính trường quốc tế.

NGUYÊN NHÂN CÁC NƯỚC LÂM VÀO KHỦNG HOẢNG KINH TẾ VÀ SO SÁNH VỚI VIỆT NAM

Đầu tiên phải nói tới các vấn đề về ngoại giao với các cường quốc để giữ chính trị trong nước luôn ổn định tránh chiến tranh hay cấm vận kinh tế mà Venezuela, Irap, Nam Tư … đã từng vướng phải mà nguyên nhân chính đó là vấn đề ngoại giao

Thứ hai đó chính là quá phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên không phát triển đa ngành nghề ví dụ như Venezuela dân không biết canh tác lúa nước vì quá ỷ lại vào tài nguyên thiên nhiên và dẫn đến việc dân không có lương thực khi khủng hoảng kinh tế xảy ra. Hay Sri Lanka cũng là một minh chứng về quá phụ thuộc vào du lịch khi covid xảy ra nguồn thu bị giảm sút nghiêm trọng dẫn đến khủng hoảng kinh tế và năng lượng

Thứ ba đó chính là bẫy nợ do vay đầu tư quá mức mà không có nguồn thu và ngân sách dự trữ để trả nợ khi kinh tế đi vào suy thoái dễ dẫn đến nền kinh tế bị sụp đổ… như Sri Lanka và thằng em hàng xóm Lào đang lâm vào hoàn cảnh như trên ( cũng tội thằng em vì vị trí địa lý của chú nó quá bất lợi trong khi ước mộng làm giàu nhanh để đổi đời nên bị TQ gài kèo )

Thứ tư đó là quá phụ thuộc vào các nước gia công mà không chủ động hay cố gắng chủ động được các hàng hóa thiết yếu liên quan đến an ninh quốc gia thì Châu Âu là một ví dụ điển hình khi phụ thuộc vào TQ về hàng hóa phụ thuộc vào Nga về năng lượng

“ VỚI 04 NGUYÊN NHÂN Ở TRÊN THÌ VIỆT NAM CHÚNG TA ĐỀU CHỦ ĐỘNG VÀ KHÔNG QUÁ PHỤ THUỘC VÀO BẤT CỨ YẾU TỐ NÀO “

Và sẽ có bạn phản biển rằng giai đoạn khủng hoảng kinh tế 2008 – 2010 Việt Nam bung bét hết vậy lấy gì đảm bảo rằng việc này không lặp lại. Thì mình xin thưa rằng tất cả sai lầm đều phải trả giá tương đương, và việc rút ra bài học và đúc kết được kinh nghiệm sau những lần vấp ngã

Tại sao Việt Nam lại ngoại giao nước lớn khôn khéo mềm mỏng nhưng cương quyết như vậy, không phải tự nhiên mà có, nó được rút ra từ rất nhiều sai lầm trong chiến tranh, rồi tới gian đoạn đổi mới……

Và nền kinh tế cũng vậy không phải tự nhiên chúng ta có được thành quả và vị thế như ngày hôm nay cũng là rút ra được những bài học những kinh nghiệm quý giá từ sai lầm mà giai đoạn 2008 – 2010 là bài học đau đớn nhưng nhất thiết phải trải qua để trưởng thành.

Và quan trọng nhất đó chính là bối cảnh chính trị ổn định và ngoại giao khôn khéo đã giúp kinh tế của Việt Nam phát triển thần tốc chỉ trong 50 năm ngắn ngủi theo cá nhân mình đây là một kỳ tích và trong giai đoạn 10 – 20 năm nữa VN sẽ phát triển vượt bậc.

Vẫn là hiểu chính trị sẽ biết kinh tế vĩ mô = đầu tư gì cũng dễ dàng hơn sơ với phần còn lại.

Ngô Xuân Phú chuyên chém gió - bốc phét về chính trị - kinh tế vĩ mô – bất động sản

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Ngô Xuân Phú Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

5 Yêu thích
1 Bình luận 2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại