Tại sao Trung Quốc can dự vào đối thoại an ninh giữa Nga và phương Tây?
Hôm 31/1, tại phiên họp Hội đồng Bảo an LHQ về tình hình xung quanh Ukraina, đại diện thường trực của Trung Quốc tại LHQ Zhang Jun tuyên bố cần phải lưu ý và xem xét nghiêm túc các quan ngại chính đáng về an ninh của Nga.
Vấn đề mở rộng NATO khó có thể bỏ qua khi giải quyết căng thẳng hiện nay, việc tăng cường quân nhất định sẽ khiến cho an ninh khu vực suy giảm, nhà ngoại giao Trung Quốc nhận định.
Ông Zhang Jun nhấn mạnh rằng không nên đạt được an ninh của một quốc gia bằng cái giá an ninh của các quốc gia khác, đồng thời kêu gọi phát triển cơ chế an ninh châu Âu cân bằng, hiệu quả và bền vững thông qua đàm phán, có tính đến lợi ích chính đáng của Nga.
Các lý do thực sự dẫn đến căng thẳng xung quanh Ukraine
Nhà ngoại giao Trung Quốc kêu gọi chú ý đến những nguyên nhân thực sự trong căng thẳng xung quanh Ukraine. Ông Zhang Jun nói rằng một số quốc gia, dẫn đầu là Mỹ, cho rằng chiến tranh đang bùng phát ở Ukraine. Nga nhiều lần tuyên bố họ không có kế hoạch phát động bất kỳ hoạt động quân sự nào. Và Ukraine cũng đã nói rõ rằng họ không cần chiến tranh. Trong hoàn cảnh như vậy, các quốc gia khác dựa vào cơ sở nào để khẳng định sẽ có một cuộc đụng độ quân sự, ông Zhang Jun nói trước các thành viên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc.
Sau khi tình hình xung quanh Ukraine trở nên trầm trọng hơn, Trung Quốc nhất quán và kiên trì ở nhiều cấp độ khác nhau kêu gọi phương Tây xem xét các mối quan tâm an ninh chính đáng của Nga một cách nghiêm túc. Đặc biệt, trong cuộc điện đàm với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 27/1, Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị cũng đã khẳng định điều này. Đồng thời, tại cuộc họp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Trung Quốc kêu gọi từ bỏ hoàn toàn tâm lý Chiến tranh Lạnh để ủng hộ việc thiết lập cơ chế an ninh ở châu Âu thông qua đàm phán.
Trung Quốc lo ngại về các nguy cơ đe dọa gia tăng đối với sự ổn định toàn cầu liên quan đến tình hình xung quanh Ukraine. Trả lời phỏng vấn Sputnik, Giám đốc Viện Á Phi (IAAS) của trường đại học tổng hợp quốc gia Moskva mang tên Lomonosov (MGU), Giáo sư Alexei Maslov đã lý giải hoạt động ngoại giao của Trung Quốc trong lĩnh vực này:
“Trung Quốc hiểu rằng giờ đây không phải là vấn đề quan hệ giữa hai quốc gia - Nga và Ukraine, hay một nhóm nước, mà là về an ninh toàn cầu. Hơn nữa, Trung Quốc hy vọng rằng về tình hình xung quanh Trung Quốc, ý kiến của Nga sẽ được thể hiện một cách kiên quyết, tức là sẽ đảm bảo sự ủng hộ dành cho Trung Quốc. Ngoài ra, trong hai năm qua, Trung Quốc khẳng định rằng tranh chấp giữa Mỹ và Trung Quốc không phải là tranh chấp về vấn đề kinh tế, mà là tranh chấp về các giá trị văn hóa và văn minh. Tranh chấp này đơn giản là không thể giải quyết trên bàn đàm phán kinh tế. Đó là lý do tại sao ngày nay các nhà ngoại giao Trung Quốc đã thay đổi giọng điệu, trở nên cứng rắn hơn, kiên quyết hơn, nhận ra rằng Mỹ không phải gây nguy hiểm cho nền kinh tế, không phải ảnh hưởng đến thương mại, mà Mỹ đang đánh vào sự phát triển của Trung Quốc.”
Do đó, Trung Quốc đã thay đổi luận điệu của mình và tất nhiên, họ hy vọng rằng Nga và một số quốc gia khác sẽ ủng hộ Trung Quốc, bởi vì các biện pháp mà Mỹ và phương Tây đang sử dụng hiện nay để chống Nga và Trung Quốc có thể được áp dụng cho bất kỳ quốc gia nào khác và bất cứ lúc nào.
Ngày 10/1, trong cuộc điện đàm với nhau, các Ngoại trưởng Nga và Trung Quốc đã nhất trí tiếp xúc chặt chẽ và trao đổi quan điểm, đánh giá tất cả các vấn đề an ninh toàn cầu và khu vực. Đồng thời, ông Sergei Lavrov cũng nói với ông Vương Nghị về lập trường của Nga trong đàm phán với Mỹ và với NATO về vấn đề đảm bảo an ninh.
Như Thư ký báo chí của Tổng thống Liên bang Nga, ông Dmitry Peskov đã nói gần đây, tại cuộc hội đàm ngày 4 tháng 2 tới, Tổng thống Nga Vladimir Putin và nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình "sẽ dành nhiều thời gian để trao đổi quan điểm về các vấn đề quốc tế." Đó là vấn đề ổn định chiến lược ở châu Âu, sự đảm bảo an ninh cho Nga, đối thoại Nga-Mỹ, đối thoại Nga-NATO và các vấn đề khu vực.
Hội nghị thượng đỉnh ở Bắc Kinh
Chuyên gia Alexei Maslov dự đoán rằng trên thực tế, hội nghị thượng đỉnh ở Bắc Kinh có thể bàn về việc tổ chức lại hệ thống quan hệ quốc tế theo hướng tích cực.
“Cho đến nay, chúng ta chỉ thấy chương trình nghị sự tiêu cực mà phương Tây đề xuất. Họ cáo buộc Nga chuẩn bị sẵn sàng tấn công Ukraine bất cứ lúc nào. Điều này cũng tương tự như cáo buộc Trung Quốc đại lục rằng họ muốn tấn công Đài Loan. Vì vậy, kịch bản áp dụng cho Nga và cho Trung Quốc là tương tự, vì Nga gây ra vấn đề an ninh toàn cầu. Đây là vấn đề cực kỳ quan trọng và là cách tiếp cận cực kỳ quan trọng của Nga. Thêm vào đó, một lần nữa chính sách trừng phạt lại đe dọa Nga. Tất nhiên chính sách trừng phạt sẽ không chỉ ảnh hưởng đến Nga, mà còn ảnh hưởng đến thương mại thế giới. Tôi cho rằng những cơ chế giao dịch đã phát triển trong những năm qua đang bị bất ổn. Do đó, với tư cách là quốc gia lớn nhất về hoạt động xuất nhập khẩu, Trung Quốc ít nhất cũng phải được thông báo và sẽ phải bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề này. Trong những điều kiện như vậy, hội nghị thượng đỉnh có thể sẽ có các đề xuất về việc tổ chức lại hệ thống quan hệ quốc tế một cách tích cực”.
Toàn bộ chương trình nghị sự quốc tế trước thềm hội nghị thượng đỉnh sẽ được Ngoại trưởng Nga và Ngoại trưởng Trung Quốc xem xét chi tiết. Cuộc hội đàm của họ sẽ diễn ra vào ngày 3 tháng 2 tại Bắc Kinh. Lịch trình tiếp xúc ngoại giao bận rộn như vậy phản ánh sự quan tâm ngày càng tăng của các bên trong việc hài hòa lập trường và phối hợp hành động trong vấn đề ổn định chiến lược và an ninh.
Theo Sputnik
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận