Tại sao PSH lại có hàng tồn kho rất cao so với các công ty OIL PLX cùng ngành? Điều này là tốt hay xấu?
Tại sao PSH lại có hàng tồn kho rất cao so với doanh thu mỗi quý chứ không thấp lè tè như các công ty OIL PLX cùng ngành? Điều này là tốt hay xấu?
Câu hỏi này thực ra hơi ngớ ngẩn đối với dân chuyên. Nhưng có thể là thắc mắc của nhiều người chưa hiểu về PSH và lĩnh vực kinh doanh xăng dầu.
Hãy xem bài báo "Bài toán thu hút vốn tư nhân vào xây dựng hạ tầng dự trữ xăng dầu" trong link bên dưới. Rõ ràng là hiện nay năng lực dự trữ xăng dầu của các DN lớn là thấp, gây mất an ninh năng lượng, là một phần nguyên nhân dẫn đến cảnh khan hiếm xăng dầu hồi năm ngoái. Cho nên nhà nước phải tìm cách thu hút vốn tư nhân vào xây dựng hạ tầng dữ trữ xăng dầu. Các công ty như PLX OIL có hệ thống kho chiếm tỷ trọng lớn trên tổng kho cả nước nhưng vẫn là bé so với quy mô doanh thu hàng quý của họ. Vì thế nên hàng tồn kho của họ khá thấp so với doanh thu hàng quý. Đây là điều bất lợi của họ chứ không phải là điều tốt.
Vị thế dẫn đầu khu vực ĐB Sông Cửu Long của Nam Sông Hậu (chiếm khoảng 28-30% thị phần, Cao hơn rất nhiều so với công ty đứng thứ 2 về thị phần ở ĐB SCL là PLX chỉ khoảng 5%) phần nhiều có sự đóng góp của hệ thống 10 kho cầu - cảng với tổng sức chứa hơn 570,000 m3 và tổng tải trọng hơn 230,000 DWT, và vẫn đang gia tăng đầu tư thêm. Nhờ có kho chứa lớn, Công ty có thể chủ động trong việc tích trữ nguyên liệu đầu vào, đảm bảo giá thành ổn định, duy trì biên lợi nhuận gộp hợp lý, là ưu thế của PSH khi so sánh với các công ty cùng ngành. Trong khi đó, hệ thống cầu cảng có tải trọng lớn cũng giúp tiết giảm chi phí vận chuyển.
Dự kiến thời gian tới PSH tiếp tục triển khai các dự án đầu tư trị giá lớn cho hệ thống hạ tầng. Ví dụ như dự án Tổng kho dầu khí Soài Rạp tại Tiền Giang với tổng mức đầu tư 1,500 tỷ đồng (giai đoạn 1 dự án này đã đi vào vận hành đầu tháng 5/2023); dự án Cảng chuyên dùng - kho chứa xăng dầu - sản xuất dầu nhờn tại Hậu Giang với tổng mức đầu tư 290 tỷ đồng, cùng một số dự án khác.
Rõ ràng ưu thế kho chứa mang lại cho PSH lợi thế so với công ty đàn anh trong ngành như PLX OIL. Nhưng vì bà con quen nhìn vịt rồi nên nhìn sang thiên nga như PSH là thấy không quen, thấy ảo ảo, thấy đáng ngờ, nên không dám mua siêu cổ phiếu PSH.
Nhân tiện, lan man thêm chút: Bên cạnh hệ thống kho cầu cảng lớn, nền tảng giúp Nam Sông Hậu có những bước tiến nhanh chóng để dẫn đầu thị phần khu vực ĐB sông cứu long đến từ "Bài toán lựa chọn thị trường"
Nam Sông Hậu có xuất phát điểm sau các đối thủ cạnh tranh có nguồn lực tài chính mạnh như Petrolimex, PVOil hay các đơn vị phân phối như Mipec, Thanh Lễ… Do đó ngay từ đầu, Công ty đã lựa chọn chiến lược tránh cạnh tranh trực tiếp tại các thành phố lớn như Hồ Chí Minh, Bình Dương. Thay vào đó, Nam Sông Hậu xác định thị trường tại khu vực ĐBSCL sẽ là cứ điểm chính của mình.
Thực tế cho thấy, nền tảng kinh tế tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đã có bước tăng trưởng thần tốc với mức 7.8%/năm trong những năm gần đây (số liệu cung cấp bởi VCCI Cần Thơ). Lượng doanh nghiệp đăng ký hoạt động tại khu vực này ngày càng tăng, đóng góp trực tiếp 20% vào tổng GDP của cả nước. Nhờ đó, tiêu thụ xăng dầu tại khu vực gia tăng. Hệ thống đường cao tốc kết nối vùng tại ĐB SCL được xây dựng và đi vào hoạt động gần đây cũng giúp tăng mạnh nhu cầu sử dụng xăng dầu cho các loại phương tiện giao thông. Những điều này đem lại lợi nhuận không nhỏ cho Nam Sông Hậu. Nhiều cửa hàng trong hệ thống 67 cửa hàng và 550 đại lý của Công ty hiện sở hữu vị trí đẹp, tại khu vực có mật độ dân cư cao, đảm bảo nguồn thu cho doanh nghiệp về dài hạn.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận