Tại sao người ta níu bám cái cũ và sợ cái mới ?
Có lý do tự nhiên trong nó. Với cái cũ người ta hiệu quả, với cái mới người ta vụng về. Với cái cũ bạn biết phải làm gì, với cái mới bạn sẽ phải học từ đầu. Với cái mới bạn bắt đầu cảm thấy dốt nát. Với cái cũ bạn thông thái: bạn đã làm cái gì đó lặp đi lặp lại, bạn có thể làm nó một cách máy móc, bạn không cần có nhận biết. Với cái mới bạn sẽ phải tỉnh táo, nhận biết, bằng không cái gì đó có thể đi sai.
Bạn đã không quan sát nó sao? Khi bạn học lái xe, bạn tỉnh táo thế. Khi bạn đã học được nó, bạn quên nó. Trong lúc lái bạn hát, bạn nghe radio, bạn nói chuyện với người bạn hay bạn nghĩ cả nghìn lẻ một ý nghĩ, và vẫn lái liên tục như cái máy, như người máy - bạn không được cần. Cái cũ trở thành máy móc, thói quen. Đó là lý do tại sao với cái mới sợ hãi tới. Đó là lý do tại sao trẻ em có khả năng học. Bạn càng già, năng lực học càng ít.
Với cái mới, bạn có thể phải đón nhận điều phiền phức. Nó trở thành nguy hiểm, đó là lý do tại sao người ta cứ đi với cái cũ. Nhưng nếu bạn sống với cái cũ, bạn không sống chút nào, bạn sống chỉ nhân danh thôi.
Chỉ với cái mới mới là sống. Chỉ với cái mới, và chỉ với cái mới mới là sống. Sống phải tươi tắn. Vẫn còn là người học đi, đừng bao giờ trở thành người biết. Vẫn còn mở, đừng bao giờ trở thành đóng. Vẫn còn là người dốt nát, cứ ném đi tri thức đã tích luỹ - một cách tự động, một cách tự nhiên. Mỗi ngày, mỗi khoảnh khắc, giải phóng bản thân bạn khỏi mọi cái bạn đã biết và lại trở thành đứa trẻ. Trở thành hồn nhiên thế, như đứa trẻ, là cách sống và là cách sống dư thừa.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận