Tại sao Nga không thể dựa vào Trung Quốc để chống lại Phương Tây?
Nga dĩ nhiên là có một đồng minh để ngả về, trong bối cảnh căng thẳng gia tăng với Phương Tây liên quan đến Ukraine. Đó là Trung Quốc.
Nhưng đừng kỳ vọng Bắc Kinh làm nhiều hơn là các ngôn từ ủng hộ nước láng giềng phía Bắc nếu Mỹ và châu Âu quyết tâm trừng phạt nền kinh tế Nga nếu Moskva tiến hành xâm lược Ukraine. Đúng là quan hệ ngoại giao và quân sự giữa Bắc Kinh và Moskva mạnh mẽ, nhưng mối quan hệ kinh tế thì phức tạp hơn rất nhiều.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gặp người đồng cấp Tập Cận Bình hôm 4/2, khi Thế Vận hội mùa Đông khai mạc. Điện Kremlin mô tả cuộc gặp diễn ra nồng ấm và có tính xây dựng. Hai nhà lãnh đạo cũng nhất trí hợp tác hơn nữa giữa hai nước. Tập đoàn dầu khí Rosneft của Nga sau đó cũng thông báo nhất trí tăng lượng cung cho Trung Quốc trong thập kỷ tới.
“Cùng nhau, chúng ta có thể đạt tăng trưởng kinh tế ổn định…và cùng nhau chống lại các nguy cơ và thách thức”, ông Putin viết trên Tân Hoa Xã.
Những nguy cơ đó có thể xảy ra nếu Nga có hành động quân sự với Ukraine. Moskva liên tục bác bỏ cáo buộc này.
Nhưng các nghị sĩ Mỹ đang đe dọa sẽ áp đặt cái mà họ gọi là “mẹ của các lệnh trừng phạt” đối với Nga nếu Moskva vượt lằn ranh đỏ. Các nhà lãnh đạo châu Âu cũng đang chuẩn bị trừng phạt vượt xa những hạn chế và Brussels áp đặt lên Moskva khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea vào năm 2014.
Trung Quốc – nước vốn có căng thẳng với Phương Tây – đã bày tỏ ủng hộ về mặt ngoại giao với Nga. Trong một tuyên bố chung ngày 4/2, lãnh đạo 2 nước cho biết đều phản đối “sự mở rộng lớn hơn của NATO”. Nga luôn lo ngại Ukraine có thể gia nhập liên minh này.
“Ông Tập gần như chắc chắn tin rằng có lợi ích chiến lược trong việc ủng hộ Nga”, Craig Singleston, nhà nghiên cứu Trung Quốc cấp cao tại Quỹ Quốc phòng vì Dân chủ. Ông chỉ ra rằng Trung Quốc “vẫn thường xuyên gây hấn” với Mỹ.
Đã có một số bằng chứng cho thấy căng thẳng với Phương Tây đã làm sâu sắc hơn hợp tác giữa Trung Quốc và Nga, theo Alexander Gabuev – Nhà nghiên cứu cấp cao và Chủ tịch Chương trình châu Á – Thái Bình Dương thuộc Trung Tâm Carnegie tại Moskva. Ông viện dẫn các thỏa thuận hạt nhân, hợp tác chung phát triển vũ khí, và “ngày càng nhiều các cuộc tập trận chung” giữa 2 cường quốc.
Nhưng không rõ liệu điều này có mở rộng sang hợp tác kinh tế sâu sắc hơn không, trong bối cảnh Nga đối mặt với các lệnh trừng phạt khắc nghiệt. Nga muốn tăng cường hợp tác thương mại với Trung Quốc, nhưng chưa chắc đã có điều ngược lại. Nền kinh tế Trung Quốc vốn cũng đã phải chịu sự giảm tốc, khiến ông Tập không có nhiều sáng kiến để gắn vận mệnh Trung Quốc với Moskva nếu xảy ra khủng hoảng quân sự.
“Sẽ một chiến thắng cho ông Putin nếu ông Tập chỉ muốn một giải pháp ngoại giao cho khủng hoảng, vì điều đó ngụ ý rằng các mong muốn của ông Putin là chính đáng”, ông Singleton cho biết. “Ngoài ra, Trung Quốc cũng khó có thể làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế với Nga, ít nhất là trong ngắn hạn”.
Nga cần Trung Quốc để buôn bán. Trung Quốc lại có các ưu tiên khác
Trung Quốc là đối tác thương mại số một của Nga, chiếm 16% kim ngạch xuất khẩu, theo CNN. Nhưng với Trung Quốc, Nga không đóng vai trò lớn như vậy. Thương mại giữa 2 nước chỉ chiếm 2% tổng kim ngạc của Bắc Kinh. EU và Mỹ chiếm tỷ trọng cao hơn nhiều.
“Bắc Kinh cần rất thận trọng về việc can dự vào xung đột giữa NATO và Nga liên quan đến Ukraine”, Alex Capri, nhà nghiên cứu cấp cao tại Hinrich Foundation. “Quan hệ kinh tế giữa Trung Quốc và Nga bao gồm năng lượng, và cũng không đảm bảo để Bắc Kinh chấp nhận thêm rủi ro xa lánh và phản ứng mạnh mẽ hơn nữa với Washington và các đồng minh. Vì làm thế sẽ khiến Bắc Kinh bị ám ảnh sau này”.
Giới chức phương Tây hiểu rất rõ nguy cơ mà Trung Quố có thể gặp phải. Tháng trước, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cảnh báo Bắc Kinh rằng sự xâm lược Ukraine có thể gây ra “rủi ro an ninh và kinh tế toàn cầu”, điều cũng có thể gây tổn hại cho Trung Quốc.
Nền kinh tế lớn thứ hai thế giới cũng đang gặp khó khăn, và khiến Trung Quốc gặp trở ngại hơn khi làm sâu sắc quan hệ với Trung Quốc, hoặc thậm chí là thực hiện lời hứa mà Bắc Kinh đã đưa ra, chẳng hạn như tuyên bố tăng thương mại Trung – Nga lên 200 tỷ USD vào năm 2024, cao hơn gấp đôi con số hiện tại.
Chuyên gia Singleton cho biết sự leo thang rủi ro liên quan đến vấn đề Ukraine có thể “gần như gây ra cú sốc” cho thị trường năng lượng và kim loại, đè thêm sức nặng cho kinh tế toàn cầu. Tình huống khẩn cấp đó, cộng với chính sách Zero Covid của Trung Quốc, có thể thực sự khiến nền kinh tế nước này giảm tốc nhanh chóng.
Bắc Kinh có ít lựa chọn giúp đỡ
Theo chuyên gia Capri, quan hệ mạnh mẽ với Trung Quốc chỉ giúp Moskva đảm bảo rằng Bắc Kinh sẽ ở vào thế trung lập hoặc trung hòa các lệnh trừng phạt của Phương Tây đối với Nga. Theo ông, có một số vấn đề mà Trung Quốc thực sự không thể giúp được gì.
Chẳng hạn như “lựa chọn hạt nhân”, có thể đè nén nền kinh tế Nga. Phương Tây có thể loại bỏ Nga khỏi hệ thống thanh toán SWIFT, vốn kết nối hàng nghìn ngân hàng và định chế tài chính trên thế giới. Điều này sẽ cắt đứt Nga khỏi hệ thống tài chính toàn cầu.
And there are some problems that China can't really help with at all, he added.
Đồng Nhân dân tệ hiện không thể so sánh với USD về độ quốc tế hóa, theo ông Capri. Ông cũng lưu ý rằng USD đóng vai trò then chốt trong cả hệ thống SWIFT lẫn giao dịch hàng hóa, chẳng hạn như dầu mỏ và khí đốt, những thứ là “xương sống” của nền kinh tế Nga.
Các nhà phân tích tại Eurasia Group hồi tuần trước cho rằng Bắc Kinh có thể tăng cường nỗ lực xây dựng hệ thống thanh toán do đồng Nhân dân tệ chi phối, bằng cách cho phép nước này giao dịch tự do hơn với các nước vốn bị Phương Tây trừng phạt, mà không cần dùng USD hay Euro.
Ngay cả như vậy, Eurasia Group tin rằng cả Nga và Trung Quốc vẫn thích dùng các đồng tiền tệ dễ chuyển đổi hơn. Điều này “đồng nghĩa rằng bất cứ nỗ lực nào nhằm làm suy giảm ảnh hưởng của Phương Tây có thể chỉ mang tính tham vọng hơn là thực chất”.
Lịch sử cũng không đứng về phía Nga. Sau khi Moskva sáp nhập Crimea năm 2014, nước này đã chuyển sang Trung Quốc để nhận được sự hỗ trợ. Dù Bắc Kinh công khai phản đối các lệnh trừng phạt của Phương Tây và cam kết thúc đẩy thương mại, các nỗ lực của Bắc Kinh là không đủ để giải quyết các vấn đề của Nga.
Năm 2015, thương mại giữa Nga và Trung Quốc giảm 29% so với năm trước đó, đầu tư trực tiếp của Trung Quốc và Nga cũng chịu theiejt hại.
Các ngân hàng Nga khi đó phàn nàn rằng các ngân hàng Trung Quốc từ chối giao dịch vì sợ vi phạm lệnh trừng phạt, theo Yuri Soloviev – Phó Chủ tịch Ngân hàng VTB, một định chế tài chính lớn của Nga.
“Trung Quốc là đối tác cấp cao trong quan hệ song phương này”,Eurasia Group cho biết, đồng thời chỉ ra rằng nền kinh tế Trung Quốc lớn gấp 9 lần nền kinh tế Nga. Có vẻ như Bắc Kinh muốn điều chỉnh các con tính của Nga để đem lại lợi ích cho chính mình.
Theo CNN
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận