Tại sao Mỹ và Trung Quốc chắc chắn sẽ ký thỏa thuận thương mại?
Dù địa điểm và thời gian chưa được ấn định cụ thể, nhưng thương chiến Mỹ Trung chắc chắn đã đến hồi kết, và người ta sẽ sớm thấy ông Donald Trump và ông Tập Cận Bình bắt tay nhau ngay trong thời gian sắp tới.
Hai bên đều có nhu cầu cấp thiết tạm "ngưng chiến” với những mục tiêu mang tính chiến thuật riêng của mình.
Với Tập, về chiến lược ông ta đã nhận ra sai lầm lớn nhất của mình đó là để Hoa Kỳ thấy Trung Quốc thể sự tham vọng quá sớm, vô tình “kích động” nhanh chóng “thế giới quan đả Tàu” của Trump và “làn sóng” chống Trung Quốc trong giới cầm quyền mới của Mỹ. Về mặt chiến thuật Tập khi bước vào thương chiến đã không “ngấm” được một học thuyết của Donald Trump đó là, “bạn đánh tôi, tôi đánh lại, và tôi đánh mạnh hơn bạn đánh tôi”. Hậu quả là Trung Quốc đã “dính” sâu đòn áp thuế hàng hóa, các công cụ tài chính những “vũ khí sát thương cao” của người Mỹ. Thương mại, đầu tư đều giảm sút, hàng hóa sản xuất đình trệ khiến nền kinh tế Trung Quốc phải phát triển chậm lại.
Tập cũng bắt đầu ra hiểu rằng nếu tiếp tục “kháng Mỹ” bằng các đòn trả đũa yếu ớt, chỉ có thể “đả thương” nền kinh tế số một thế giới, nhưng Trung Quốc lại có thể sẽ rơi vào suy thoái và lúc đó các đồng chí của ông bắt đầu đặt câu hỏi về vai trò lãnh đạo, dẫn đến việc thách thức quyền lực của ông.
Tập bắt đầu thay đổi cả chiến thuật lẫn chiến lược: Tìm cách hòa hoãn để củng cố lại nội lực và các phương sách mới đối phó với Hoa Kỳ.
Cuối tháng Chín vừa qua trong bối cảnh căng thẳng giữa Bắc Kinh và Washington đang lên cao, người ta đã nhìn thấy một hình ảnh khác của giới cầm quyền Trung Quốc khi ngoại trưởng Vương Nghị đến New York. Ông Vương đã mang theo những căn dặn sát sao của Tập về một chiến thuật mới đối với Washington: Nghe ngóng, mềm mỏng, và nhún nhường với người Mỹ. Trong suốt bài diễn văn của mình tại diễn đàn Liên Hợp Quốc, Vương Nghị tuy vẫn phê phán Mỹ một cách gián tiếp, nhưng không còn dùng những từ ngữ nặng nề và ông ta đã không chỉ đích danh hai từ Hoa Kỳ trong suốt bài diễn văn, thay vào đó ông kêu gọi sự hợp tác và hòa hoãn.
Một ngày sau đó, nói chuyện với cộng đồng doanh nghiệp Mỹ, thái độ của Ngoại trưởng Trung Quốc còn nhẹ nhàng hơn, ông Vương đã dùng những lời lẽ tán dương, ca tụng mối quan hệ hai nước, lợi ích của việc hợp tác của doanh nghiệp hai nước, và kêu gọi cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ tiếp tục hợp tác đầu tư tại Trung Quốc với những ưu đãi hấp dẫn.
Cuối cùng Vương đã cất công đến nhà riêng gặp “bố già” Kissinger, một “tượng đài” ngoại giao của Hoa Kỳ, hiện đang có tiếng nói rất trọng lượng với Trump và con rể Kushner của ông về các vấn đề đối ngoại và đặc biệt là quan hệ với Trung Quốc để tìm những lời khuyên có giá trị.
Về mặt hình thức trước mắt Tập sẽ áp dụng chiến thuật để Trump nắm thế “chủ động giả tạo”, để Trump có những tuyên bố “đao to búa lớn” ví dụ như một chiến thắng trước Tập, hay Trung Quốc phải xuống nước nhượng bộ Mỹ.
Tất cả những động thái khôn ngoan trên cho thấy Tập dường như đã thay đổi thái độ, chiến lược đối đầu với Mỹ.
Về phần mình, ngay từ khi đối đầu với Trung Quốc Trump đã áp dụng một học thuyết màu sắc quân sự, tấn công và phủ đầu liên tục không cho đối mình kịp trở tay, khiến cho Trung Quốc mất cân bằng để nhanh chóng đi đến chiến thắng. Tuy nhiên sau một thời gian, Trump cũng bắt đầu thấy rằng một thắng lợi chóng vánh trong thương chiến với Trung Quốc bằng các đòn áp thuế, hay sử dụng các công cụ tài chính để trừng phạt Trung Quốc là không dễ dàng, và Trump đã không lường hết được sức chịu đựng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này.
Là một doanh nhân từ trong bản năng, Trump thấy rằng nếu để thương chiến kéo dài sẽ không có lợi cho ông. Kinh tế Mỹ cũng sẽ tổn thương, dẫn đến bất lợi cho ông trong cuộc tranh cử Tổng thống vào năm sau. Suy cho cùng trên tất cả mọi vấn đề đối nội quyết định chiếc ghế Tổng thống 2020, thì vấn đề kinh tế vẫn là quan trọng nhất đối với cử tri Mỹ. Về mặt chiến lược, Trump cũng hiểu rằng trong thương trường không thể có một chiến thắng tuyệt đối về mặt lợi ích đối với mọi đối thủ, vì vậy Trump phải nhanh chóng chấm dứt thương chiến với Trung Quốc ngay trong thời gian trước năm trước bầu cử.
Cùng với việc phe Dân chủ sớm đi đến quyết định luận tội, quấy rối ông trong nước, Trump đang phải vất vả đối phó với hai “kẻ thù” trên hai mặt trận cùng một lúc. Trump càng nóng lòng phải đi đến quyết định hòa hoãn với Trung Quốc để dành sức lực để đối phó với phe Dân chủ.
Tập và Trump sẽ có một cuộc mặc cả, cốt lõi đối với Trump đó là hai bên phải “ngưng bắn” ít nhất là trong năm bầu cử, và đặc biệt là các bang nông nghiệp bầu cho Trump phải tiếp tục được xuất được hàng sang Trung Quốc. Đổi lại Trump sẽ nhượng bộ Trung Quốc trên các vấn đề áp thuế hàng hóa, và tháo gỡ dần các công cụ tài chính chống Trung Quốc.
Winston Churchill đã từng nói “không có bạn bè hay kẻ thù vĩnh viễn…”, và rồi Đặng Tiểu Bình cũng đã nhấn mạnh “mèo trắng hay mèo đen không quan trọng…”. Đối với cả Trump và Tập hai câu cách ngôn nổi tiếng xa xưa của các bậc tiền bối không thể đúng hơn vào lúc này.
Xem bài viết gốc của tác giả tại đây!
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận