Tại sao Mỹ liên tục công khai các tin tình báo về ý đồ của Nga
Việc Mỹ bất ngờ công bố công khai các thông tin tình báo về kế hoạch của Nga là một sự đổi mới chiến lược của Washington.
Năm 2014, trong bối cảnh Nga chuẩn bị tiến hành cuộc tấn công lớn cuối cùng vào Ukraine, các quan chức Mỹ đã công bố một số thông tin tình báo gây tranh cãi. Đó là “một nhà chính trị quan trọng” và “thân tín” của Tổng thống Nga Vladimir Putin đang bí mật kêu gọi quân đội Nga tiến về thủ đô Kiev của Ukraine.
Chính trị gia Nga lập luận rằng “chúng ta nên chiếm Kiev vì chúng ta có thể, điều này sẽ không mất nhiều thời gian”, rằng “chúng ta chỉ cách thủ đô Kiev một ít dặm”, nên “hãy tiếp tục tiến lên”, theo lời một cựu quan chức Cục Tình báo Trung ương Mỹ. Các chuyên gia CIA xem tuyên bố của chính trị gia Nga này là một lời đe dọa đủ để họ phải “đánh giá tính nghiêm trọng” của tuyên bố đó.
Dĩ nhiên là Nga sau đó đã không tiến hành một cuộc tấn công vào Kiev, và thông tin tình báo về tuyên bố của quan chức Nga nói trên vẫn ở trong vòng bí mật.
Tuy nhiên, với lo sợ ngày càng tăng rằng Moskva đang chuẩn bị một cuộc xâm lược toàn diện, chính quyền Biden đã bỏ qua thái độ kiềm chế thường thấy của Washington đối với việc công bố thông tin tình báo, và theo đổi một chiến lược chưa từng có tiền lệ, theo một cựu quan chức Mỹ. Đó là chiến dịch giải mật nhằm phơi bày các hành động của Nga đối với Ukraine.
Những ngày gần đây, các quan chức Mỹ đã tiết lộ một số chiến lược “gắn cờ giả” của Nga, được xây dựng nhằm tạo ra cái cớ để xâm lược Ukraine. Những động thái này bao gồm các cáo buộc khả năng xảy ra một cuộc tấn công hóa học được Nga chấp thuận được thiết kế sao cho giống một hành vi gây hấn của Ukraine, và thậm chí là cả một âm mưu tạo ra một bộ phim giả về hiện trường chết chóc của một vụ tấn công do Ukraine khởi xướng. Các quan chức cũng công khai nêu đích danh tình báo quân sự Nga chịu trách nhiệm cho một chiến dịch gián đoạn mạng nhằm vào bộ quốc phòng và các ngân hàng của Ukraine trong tuần này.
Các chuyên gia cho biết những sự tiết lộ như vậy nhằm làm mất thế cân bằng của Nga, bằng cách phơi bày các kế hoạch của Moskva trước cả khi họ định tiến hành, và cho thấy Mỹ có năng lực do thám nhiều hành động của Nga.
Kể từ cuối thời chính quyền Trump, các cơ quan gián điệp Mỹ đã phát triển “sự thấu hiểu về cái người Nga đang làm tốt hơn nhiều, nhờ vào một sự nhảy cảm chiến lược”, theo một cựu quan chức giấu tên của CIA.
Dù có nhiều sự hỗ trợ đối với nỗ lực giải mật, nhưng các cựu quan chức tình báo vẫn chia rẽ rằng liệu chiến lược của chính quyền Biden có thực sự thay đổi quyết định xâm lược của Nga hay không. Tổng thống Biden trong các phát biểu gần đây cũng khẳng định quyết định của ông Putin tấn công Ukraine dường như chỉ càng làm nổi bật việc Mỹ không có khả năng chặn quyết định của Nga.
Tuy nhiên, chiến lược này có các lợi ích khác, theo các cựu quan chức Mỹ, trong đó có việc phơi bày những cái cớ gây chiến của Nga trước công chúng, và phơi bày những sự thỏa hiệp về kỹ thuật hoặc con người trong nội bộ chính phủ Nga. Điều này có thể khiến các chuyên gia tình báo của Nga phải xoay xở để tìm ra nguồn tin tình báo. Tuy nhiên, cũng có rủi ro rằng Nga sẽ thành công trong việc xác định những nguồn tin tình báo Mỹ và chặn chúng.
Người Nga “sẽ nói dối, cố định hình lại một câu chuyện”, Michael van Landingham, một cựu nhà phân tích nga của CIA. “Điều bạn đang thấy hiện nay là Mỹ cam kết với chiến lược giải mật phủ đầu có chọn lọc”, với hy vọng rằng sự phơi bày này sẽ buộc Nga phải giảm leo thang.
Nguy cơ xung đột cao cũng khiến ông Putin phải xem xét về sự manh động của chính các điệp viên Mỹ đối với Nga, theo một cựu quan chức tình báo cấp cao. “Ông ấy sẽ nghi vấn và nghi ngờ bất cứ những thứ gì đến từ các nguồn tin từ Mỹ. Điều này là tốt cho chúng tôi”.
Lược dịch từ News.Yahoo.com
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận