Tại sao kinh tế Việt Nam tăng trưởng kỷ lục trong quý 2 nhưng chứng khoán lại giảm?
Sau khi GSO đưa ra số liệu kinh tế Quý 2 tăng trưởng 7.72% - cao nhất trong 10 năm qua, rất nhiều nhà đầu tư đã hỏi rằng "Tại sao kinh tế Việt Nam tăng trưởng kỷ lục trong quý 2 nhưng chứng khoán lại giảm?".
Không cần phân tích cơ bản nhiều, chỉ số PE cao/ thấp chỉ là điểm tựa, chỉ cần hiểu rằng chứng khoán tăng giảm là vì... "tiền".
Họ bơm tiền khi nền kinh tế suy yếu thì chứng khoán tăng. Họ rút tiền khi nền kinh tế tăng mạnh (lo sợ lạm phát) thì chứng khoán giảm. Khi không bơm không rút, thì nó mới phản ánh đúng kỳ vọng kinh tế.
Hơn nữa, Ngày giao dịch T+3 đang là nỗi ám ảnh tâm lý của nhà đầu tư nhỏ lẻ vì thị trường chứng khoán hiện tại rất khó để mở mua và đến khi hàng về lại thành lỗ hoặc huề vốn. Không phải ai cũng là nhà đầu tư dài hạn, không phải ai cũng đủ kiên nhẫn cầm tiền đứng ngoài quan sát. Dù nhiều mã cổ phiếu đã rất rẻ, nhà đầu tư rất muốn mua nhưng lại lo sợ thị trường bị đạp mạnh xuống sau phiên ATC.
Lực cung dư thừa nhưng lực cầu chưa vào bắt đáy thì chứng khoán càng giảm. Tóm lại, tiền kích thích các hoạt động sản xuất (kinh tế), và cũng đồng thời kích thích hoạt động "sản xuất" cổ phiếu mới. Giờ lượng tiền ít đi, trong khi số cổ phiếu "sản xuất" ra nhiều hơn, thì giảm.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận