Tại sao kinh tế tăng trưởng mạnh mà chứng khoán lại giảm?
Câu trả lời đơn giản : Ngược lại khi kinh tế giảm thì chứng khoán tăng
Đó là cách nói vui vui là vậy. Bản chất chứng khoán tăng giảm là do luồng tiền tham gia vào thị trường.
Khi kinh tế suy thoái thì chính phủ bơm tiền làm cho kích thích hoạt động sản xuất kinh tế tạo lợi nhuận các doanh nghiệp, một số doanh nghiệp lại không dùng cho sản xuất mà úp vào chứng khoán luôn cũng đồng thời phát hành hàng tỷ cổ phiếu mới ra thị trường bởi các đợt phát hành của các doanh nghiệp trên sàn.
Khi kinh tế tăng trưởng mạnh đi kèm lạm phát chính phủ lại không bơm hoặc hút tiền về, các doanh nghiệp cũng đổ tiền lại vào sản xuất lại làm cho dòng tiền ít đi, trong khi lượng cổ phiếu mới phát hành vãn nhiều như lũ cuốn nên chứng khoán có xu hướng giảm là vậy
Cái các nhà đầu tư mua là mua kỳ vọng vào chính sách chứ không phải mua kỳ vọng kinh tế.
+ Ngoài ra nền kinh tế tăng trưởng mạnh cũng đóng góp nhiêù từ các doanh nghiệp FDI và xuất khẩu nhưng nhiều mã lại chưa niêm yết trên thị trường trong khi các mã đã niêm yết có tăng trưởng chỉ chiếm 15-20% trong tổng các doanh nghiệp cũng là nguyên nhân làm cho chứng khoán liên tục giảm sút
+ bên lề thị trường chứng khoán toàn cầu cũng giảm nên làm tác động tiêu cực đến dòng vốn vào Việt Nam, các nhà đầu tư đang dùng ký quỹ có xu hướng bán ra nhiều làm tăng cung bán vào thị trường và từ bỏ các vị thế mua mới
+ Sự tăng giá của đồng USD thường không thúc đẩy các nhà đầu tư bỏ vốn vào các thị trường mới nổi và cận biên.
Tóm lại nguyên nhân chính vẫn là nhà đầu tư mua là mua kỳ vọng vào chính sách bơm tiền nhưng giờ có xu hướng thắt chặt lại thì lượng tiền mua ít đi trong khi lượng cổ phiêu thì bơm ra như giấy nên làm chứng khoán giảm=> cầu giảm cung gia tăng đó chính là cái quy luật cung cầu.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận