Tại sao Khủng hoảng Năng lượng của Châu Âu là một thảm họa đối với các nền kinh tế mới nổi
Nhu cầu khí đốt tự nhiên từ châu Âu tăng cao đã dẫn đến sự gia tăng về giá cả, gây khó khăn lên các nền kinh tế mới nổi ở các khu vực khác trên thế giới và sự khó khăn này có thể kéo dài trong nhiều năm tới.
Thực tế là các quốc gia ở châu Âu có thể đủ khả năng trả phí bảo hiểm cho khí đốt tự nhiên trong khi các quốc gia nghèo hơn như Pakistan hay Bangladesh không có đủ tiền để mua một khoản phí bảo hiểm như vậy. Pakistan đã bị mất điện phần lớn thời gian trong ngày và khả năng điều đó sẽ không có thay đổi gì trong thời gian tới vì giá LNG tăng quá cao.
Nhà phân tích Raghav Mathur của Wood Mackenzie nói với Bloomberg rằng: “Các nhà cung cấp không tập trung vào việc đảm bảo LNG của họ cho các thị trường có khả năng chi trả thấp. Hơn nữa, thị trường giao ngay tại thời điểm này sinh lợi đến mức các nhà sản xuất có thể vi phạm hợp đồng dài hạn của họ và đủ khả năng trả các khoản phạt bằng số tiền kiếm được trên thị trường đó''.
Tình hình khó có thể thay đổi trong tương lai là điều có thể quan sát được. Ngược lại, châu Âu đang xây dựng các bến nhập khẩu LNG, có nghĩa là mức nhu cầu hiện tại có thể kéo dài trong một thời gian dài hơn nữa bất chấp tham vọng cắt giảm khí thải táo bạo của EU.
Và điều này có nghĩa là những rắc rối về cung cấp năng lượng của các nền kinh tế mới nổi có thể sẽ kéo dài trong một thời gian dài hơn cũng như họ buộc phải cạnh tranh nguồn cung LNG hạn chế với một số nền kinh tế giàu có nhất trên thế giới.
Trong khi đó, Nga vẫn tham gia và cung cấp LNG cho Pakistan và nước này vui mừng khi nhận được điều đó. Như đại sứ Pakistan tại Nga gần đây đã nói với hãng thông tấn TASS với một giọng điều đầy lo lắng rằng: “Nếu các nước giàu lấy đi toàn bộ LNG, vậy điều gì sẽ xảy ra với những nước có nền kinh tế mới nổi như chúng ta chứ?”
👉 Giá năng lượng hiện tại vẫn đang ở mức giá cao, ngoài các nỗi lo về nguồn cung thì các chính sách tiền tệ cũng là một bài toán khá khó mà các Ngân hàng trung ương trên thế giới đang vật lộn để có thể bình ổn kinh tế.
⚠️Hiện nay, thị trường năng lượng luôn thu hút được rất nhiều sự quan tâm của giới đầu cơ với việc tìm kiếm kênh đầu tư vào các sản phẩm năng lượng trong giai đoạn này.
Ở Việt Nam, thị trường giao dịch hàng hóa do Bộ Công Thương cấp phép hoạt động liên thông với các Sở/Sàn hàng hóa lớn trên thế giới, được quản lý trực tiếp bởi Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam MXV, các nhà đầu tư cá nhân ở Việt Nam có thể dễ dàng tiếp cận và tham gia nhanh chóng.
Hãy đến với HCT để được tư vấn 24/7 nhé!
-------------------------------------------
Ngọc Linh tổng hợp tin tức từ Reuters, Bloomberg,...
Website: https://vct.com.vn/
https://hct.vn/motk?mid=01201338
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận