menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đỗ Anh Thái Pro

Tại sao chúng ta không cắt lỗ?

Cắt lỗ giống như người yêu cũ đối với nhiều nhà đầu tư, khi còn có thể cứu vãn thì buông xuôi, khi đi xa rồi thì nhung nhớ.

Góc nhìn của mình thì như sau:

Việc thị trường trở nên bất hợp lý năm nào cũng diễn ra một vài lần, nhưng những sai lầm của nhà đầu tư thì luôn lặp lại hết lần này tới lần khác, liên tiếp mắc sai lầm và không hiểu lý do tại sao là vấn đề kinh điển của những nhà đầu tư hay thua lỗ.

Trong quá trình đầu tư 3 năm vừa qua, tham gia đủ các hội nhóm, tiếp xúc với nhiều người, mình nhận thấy sai lầm lớn nhất của nhà đầu tư dẫn đến thua lỗ chính là KHÔNG CÓ ĐIỂM CẮT LỖ, hoặc có mà không tuân thủ.

Có vô số lý do biện hộ cho sai lầm này, nhưng lý do nghe thuyết phục nhất (ngay cả mình cũng thường xuyên mắc phải) là lỗ ít không bán, để lâu thành lỗ nhiều, bán thành lỗ thật, thôi để hold dài hạn chờ giá hồi thì bán. Nhưng khi cổ phiếu bị đạp quá sâu giảm tới 40-50% rồi sideway trong thời gian dài, mình không chịu nổi áp lực tâm lý, quay ra bán tháo, thường lại là đúng đáy.

Vậy nguyên nhân VÌ SAO chúng ta không cắt lỗ, điều gì khiến chúng ta níu kéo khoản lỗ 5-7% cho tới khi buộc phải bán khi giá đã chia đôi. Trong khi CẮT LỖ là bài học sống còn trong đầu tư mà ai cũng biết. Bằng chút kiến thức ít ỏi, mình xin tổng hợp vài nguyên nhân sau:

1. Chúng ta quý trọng những gì mình đang sở hữu

Con người có xu hướng đánh giá cao cổ phiếu mình đang nắm giữ, nghĩ rằng “cơ bản nó tốt lắm cơ mà, để vài năm xem sao?” để bảo vệ cho những phân tích, nhận định, khuyến nghị trong quá khứ, trong khi giá cổ phiếu lại phản ánh kỳ vọng vào tăng trưởng lợi nhuận tương lai của doanh nghiệp, nói trắng ra là chúng ta không muốn NHẬN SAI.

Lỗi tâm lý này cũng xảy ra khi nhà đầu tư không biết chốt lời, khi thấy lệnh đặt mua trần chồng chất thì không muốn bán, có suy nghĩ “cổ phiếu mình chọn khỏe quá, đợi thêm vài phiên nữa hãng bán, nhưng khi cổ phiếu đạt đỉnh và quay đầu giảm, thì lại kỳ vọng chờ giá hồi về đỉnh cũ để chốt dẫn đến kết quả thua lỗ nặng, do tâm lý cố bám víu vào một điểm mốc: giá ở đỉnh hình thành mỏ neo trong não, nhà đầu tư dễ lao vào bắt đáy những cổ phiếu ở bên kia sườn dốc vì nghĩ giá đang rẻ hơn quá khứ.

Để vượt qua khỏi lỗi tâm lý này, nhà đầu tư cần phải TÁCH BẠCH CẢM XÚC ra khỏi công việc đầu tư, nghĩa là giả sử trong danh mục KHÔNG CÒN CẦM cổ phiếu nữa; tự đặt câu hỏi rằng “Liệu giá này có hấp dẫn chúng ta sẵn sàng mua nó không?”, nhà đầu tư sẽ khách quan hơn trong việc đánh giá thị giá hiện tại và triển vọng của doanh nghiệp, một số nhà đầu tư sẽ có suy nghĩ “Tôi nghĩ là giá này vẫn còn hơi cao, đợi giảm thêm hãy mua”.

Để hạn chế cảm xúc, mình đã đặt lệnh bán hết số cổ phiếu hiện tại và đánh giá lại xem cổ phiếu còn hấp dẫn để mua với giá này không, câu hỏi thường là không và cảm giác rất thoải mái khi cắt lỗ.

2. Không có chiến lược đầu tư

Nhà đầu tư bước vào thị trường không có chiến lược rõ ràng sẽ dễ bị dẫn dắt bởi đám đông, nhất là khi cổ phiếu biến động mạnh, nhà đầu tư có xu hướng hành động theo bản năng: mua giá trần, bán giá sàn; cổ phiếu nào cũng muốn mua một ít, …

Hơn nữa việc không có kế hoạch đầu tư rõ ràng khiến nhà đầu tư không đưa ra quyết định cắt lỗ hay chốt lời hợp lý. Khi cổ phiếu lỗ sâu, lại quay sang nắm giữ dài hạn vì tâm lý e sợ thua lỗ, bán là lỗ nên nhà đầu tư không bán.

Cho dù là đầu tư giá trị như WB thì ông cũng mua cổ phiếu chỉ khi thị trường hoảng sợ, giá được chiết khấu rất cao, chứ không giống như những trader mua ở đỉnh.

3. Không hiểu vị thế của mình

Có nhiều nhà đầu tư không hiểu vì sao sau khi thua lỗ, họ đã lập kế hoạch rõ ràng, viết nguyên tắc đầu tư bài bản nhưng khi tham gia thị trường vẫn phạm phải những sai lầm trong quá khứ như fomo, không cắt lỗ, check bảng cả phiên, hay chiến lược đầu tư dài hạn mà T+3 hàng về chỉ muốn bán, liên tục nhìn số dư tài khoản khi có biến động. Theo kinh nghiệm nhận định của mình, đó là do gánh nặng tâm lý vốn, khi số vốn quản lý quá sức chịu đựng của nhà đầu tư thì áp lực tâm lý là vô cùng lớn.

Ví dụ, một ca sĩ thu nhập hàng trăm triệu 1 tháng bỏ 100 triệu ra đầu tư, với một nhân viên văn phòng cũng đầu tư 100 triệu nhưng là tiền đi vay, với áp lực trả lãi hàng tháng cộng thêm biến động thị trường, nếu tăng thì vui mà giảm thì áp lực kinh khủng, ảnh hưởng tồi tệ đến chất lượng cuộc sống, công việc và gia đình; đây là lỗ kép. Còn cô ca sĩ kia sẽ dễ đầu tư thành công hơn vì không gặp gánh nặng tâm lý, mang cảm xúc vào quyết định khi giao dịch.

Mình từng không biết bao lần không tuân thủ kỷ luật vì đã đầu tư với số tiền quá sức chịu đựng của bản thân, vốn lớn quá bị ngộp hầu hết lại là tiền đi vay, lúc nào cũng ở trạng thái full cổ (không margin) và luôn có suy nghĩ quy đổi số tiền bị lỗ với một thứ có giá trị: điện thoại, đồng hồ, xe, nhà, … nên không thể cắt lỗ được.

Khi nhận ra sai lầm này thì mình rút bớt tiền trả nợ, chỉ đầu tư với số tiền phù hợp với sức chịu đựng của bản thân (tiền nhàn dỗi), giữ tỷ trọng 30% tiền mặt trong tài khoản, tâm lý sẽ ổn định hơn.

Mình xin kết bài bằng câu nói của Warren Buffett:

Nguyên tắc số 1: Không bao giờ để mất tiền,

Nguyên tắc số 2: Không bao giờ quên nguyên tắc số 1;

Ông muốn nhắc nhở bản thân phải quản trị rủi ro, an toàn vốn trước khi kiếm lời.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Đỗ Anh Thái Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

69 Yêu thích
38 Bình luận 161 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại